QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH BÌNH ĐỊNH, GIAI ĐOẠN 2011-2020:
Nâng cao năng lực cạnh tranh
20:30', 7/1/ 2011 (GMT+7)

Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Bình Định, giai đoạn (2011-2020) nhằm đáp ứng nhu cầu về nhân lực; từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh, đưa nhân lực trở thành lợi thế của địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.

 

Nguồn nhân lực chất lượng cao đang thách thức sự phát triển KT-XH trong thời gian tới.

- Trong ảnh: Công nhân có tay nghề làm việc tại một nhà máy chế biến xỉ titan. Ảnh: N.Phúc

 

* Thực trạng thị trường lao động

Những năm vừa qua, thị trường lao động ở tỉnh đã hình thành và đang phát triển. Một đặc điểm quan trọng của thị trường lao động (LĐ) tác động đến phát triển nguồn nhân lực hiện nay là cung- cầu LĐ mất cân đối. Tình trạng thừa nhân lực LĐ phổ thông, LĐ kỹ năng thấp và thiếu LĐ trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao đang rất phổ biến. Giải quyết vấn đề quan hệ giữa nhân lực phổ thông và nhân lực chuyên môn kỹ thuật cao phụ thuộc vào trình độ phát triển của hệ thống giáo dục- đào tạo và tốc độ tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trong đó, đặc biệt là sự tăng trưởng, phát triển của các ngành kinh tế mũi nhọn, ngành sử dụng công nghệ cao, tạo ra các sản phẩm, dịch vụ có hàm lượng tri thức cao, có đóng góp. Thực tế hiện nay cho thấy, các doanh nghiệp đang phải cạnh tranh mạnh mẽ để thu hút LĐ làm việc ổn định, lâu dài trong doanh nghiệp bằng nhiều hình thức; nhưng nhiều doanh nghiệp cũng khó tuyển được những LĐ có trình độ theo yêu cầu.

Theo thống kê, tỉ lệ LĐ thất nghiệp trên địa bàn tỉnh hiện khoảng 5%. Trong số LĐ thất nghiệp có đến 59,31% là LĐ chưa qua đào tạo, tuổi đời trẻ; nam thất nghiệp nhiều hơn nữ; thành thị thất nghiệp nhiều hơn nông thôn. Tỉ lệ thất nghiệp của LĐ qua học nghề là 9,75%, cao đẳng-đại học là 14,74%, trung cấp là 16,66%. Nhìn chung, LĐ qua học nghề dễ có cơ hội tìm được việc làm hơn so với số sinh viên tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp…

 

Lực lượng LĐ làm việc tại các doanh nghiệp chưa qua đào tạo vẫn chiếm tỉ lệ lớn. Ảnh: Nguyễn Phúc

 

* Định hướng phát triển nhân lực

Giai đoạn 2011-2020, trên thị trường LĐ của tỉnh sẽ có sự chuyển dịch lớn về LĐ, việc làm giữa các khu vực kinh tế, giữa các huyện, giữa các ngành nghề, giữa các doanh nghiệp. Điều này làm cho sự phân bổ nguồn lực LĐ được hợp lý hơn, mang lại lợi ích kinh tế lớn hơn cho người lao động, cho doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế của tỉnh.

Sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật đã rút ngắn thời gian hoạt động sản xuất kinh doanh và mở ra những ngành sản xuất mới như: Công nghệ sinh học dùng chọn lọc và lai tạo giống, cây trồng; công nghệ thông tin; công nghiệp vật liệu mới đang từng bước thay thế vật liệu cũ, thông thường. Để phát triển những ngành như vậy, cần có đội ngũ cán bộ công nhân lành nghề, có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao thay cho đội ngũ LĐ hiện nay. Đó, còn gọi là nền kinh tế tri thức, nền kinh tế tạo ra những sản phẩm có chất lượng, giá trị lớn, thân thiện với môi trường, bảo đảm phát triển bền vững.

Dự báo nhu cầu vốn đầu tư đào tạo nhân lực giai đoạn 2011-2020, như sau: Tổng nhu cầu vốn cho đào tạo nhân lực là 1.477 tỉ đồng. Trong đó, nhân lực dạy nghề 831 tỉ đồng; nhân lực trung học chuyên nghiệp 88 tỉ đồng; nhân lực cao đẳng 210 tỉ đồng; nhân lực đại học 326 tỉ đồng; nhân lực trên đại học 22 tỉ đồng. Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ sở đào tạo 3.836 tỉ đồng. Trong đó, dạy nghề 771 tỉ đồng; trung học chuyên nghiệp 895 tỉ đồng; cao đẳng 985 tỉ đồng; đại học 1.185 tỉ đồng.

Giai đoạn 2011-2020, lực lượng LĐ tăng thêm do mở rộng quy mô sản xuất, dịch vụ; trong đó, số LĐ tăng thêm do các công trình sản xuất, dịch vụ mới được xây dựng và đưa vào sử dụng, nhất là các công trình tại Khu kinh tế Nhơn Hội và các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Do vậy, công tác đào tạo chuẩn bị nguồn nhân lực được phân bổ theo các ngành: Công nghiệp xây dựng, nông nghiệp thủy sản và dịch vụ vẫn được xác định ngay từ đầu.

Theo đó, giai đoạn 2011-2015, sẽ thực hiện đào tạo 206.360 người; bao gồm các trình độ, đào tạo ngắn hạn và sơ cấp nghề: 144.600 người, trung cấp và cao đẳng: 43.650 người, đại học và trên đại học: 18.110 người, đào tạo lại, bồi dưỡng: 80.300 người ở các trình độ khác nhau. Giai đoạn 2016-2020, thực hiện đào tạo 207.160 người; bao gồm các trình độ, đào tạo ngắn hạn và sơ cấp nghề: 143.950 người, trung cấp và cao đẳng: 43.800 người, đại học và trên đại học: 19.410 người, đào tạo lại, bồi dưỡng: 80.000 người ở các trình độ khác nhau.

  • Nguyễn Phúc
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Phân công nhiệm vụ thành viên UBND tỉnh nhiệm kỳ 2004-2011  (07/01/2011)
Hơn 25 tỉ đồng mua sắm vật tư tiêu hao và hóa chất y tế  (07/01/2011)
526/537 người tỉ lệ phiếu tín nhiệm từ 50% trở lên   (07/01/2011)
Trao 250 suất học bổng Vừ A Dính cho học sinh vùng lũ  (07/01/2011)
Toàn tỉnh có 66.537 hộ nghèo, 38.363 hộ cận nghèo  (06/01/2011)
Lò mổ lậu làm giả thịt heo rừng  (06/01/2011)
Gặp mặt kỷ niệm 65 năm Quốc hội Việt Nam  (06/01/2011)
Cuộc vận động đã tác động mạnh mẽ đến đạo đức, lối sống của mọi tầng lớp nhân dân  (06/01/2011)
Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân   (06/01/2011)
Trên 1.300 CĐCS có Tạp chí Công đoàn  (05/01/2011)
Toàn tỉnh xảy ra 24 vụ cháy, thiệt hại 92,8 ha rừng  (05/01/2011)
Một tàu cá hỏng máy đã được đưa vào bờ an toàn  (05/01/2011)
Công khai cơ sở vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm  (05/01/2011)
Người cao tuổi ngày càng được quan tâm hơn  (05/01/2011)
Nâng cao trách nhiệm đại biểu của dân  (05/01/2011)