Chợ đêm…
17:57', 18/1/ 2011 (GMT+7)

Chợ đêm ở đây được hiểu là chợ họp ban đêm, chuyên bán các mặt hàng quần áo, giày dép, quà lưu niệm… Chợ thường họp khoảng 6 giờ chiều đến 10 giờ đêm. Ban đầu, chợ đêm chỉ hoạt động quanh quẩn ở khu vực trước cổng Trường Đại học Quy Nhơn, sau đó, lan dần ra các địa điểm khác. Hiện nay, khu vực đông đúc nhất là vỉa hè đường Lê Duẩn (cạnh khu đất trước Siêu thị Quy Nhơn), đường Lý Thường Kiệt (đối diện Sở Xây dựng).

 

Khách mua hàng tại chợ đêm để xe tràn ra cả lòng đường. Ảnh: Mai Lâm

 

Chợ đêm chủ yếu bán hàng “sale off” (giảm giá), hàng lỗi (sai sót về kỹ thuật). Áo sơmi, áo thun, quần jeans, đồ bộ, thắt lưng, giỏ xách, trang sức, kẹp tóc... dường như không thiếu món gì. Hàng bán ở các chợ đêm thời trang thường lấy từ các chợ đầu mối ở TP Hồ Chí Minh. Hầu hết hàng hóa đều thuộc dạng bình dân, giá rẻ.

Tuy nhiên, cách mua bán trên vỉa hè, lòng đường này cũng gây nhiều bất ổn về trật tự, vệ sinh đường phố. Ông Đặng Nhật Nam, Phó Chủ tịch UBND phường Lý Thường Kiệt, cho rằng: “Thời gian qua, tại các điểm chợ đêm, rác thải xả bừa bãi, xe cộ dựng tràn ra lòng đường, ảnh hưởng xấu đến mỹ quan đô thị. Quan điểm của chúng tôi là dứt khoát không cho phép lấn chiếm vỉa hè để buôn bán”.

Ông Nam cũng cho biết, mỗi tháng, phường tổ chức kiểm tra, lập lại trật tự vỉa hè từ 10-15 lần. Tuy nhiên, việc lập lại trật tự vỉa hè ở khu vực chợ đêm gặp nhiều khó khăn. Đội trật tự đô thị của phường chỉ có 3 người, với nhiệm vụ chính là chống lấn chiếm đất đai, nên không thể dồn sức cho việc kiểm tra khu vực chợ đêm. Mặt khác, các đợt ra quân cũng tiêu tốn kinh phí không nhỏ, mà nguồn thu từ xử phạt rất hạn chế. Ngoài ra, những bất cập trong công tác quản lý cũng là nguyên nhân làm cho tình trạng chiếm đường làm chợ kéo dài. Người dân bán hàng ở chợ đêm hay “so bì”, vì cùng nằm trên một tuyến đường, cũng chiếm vỉa hè nhưng các hộ bán cây cảnh, hoa cảnh lại được cấp phép.

Hầu hết những người bán hàng tại chợ đêm đều mong ước được thành phố quy hoạch cho một địa điểm buôn bán ổn định, họ sẵn sàng đóng một mức phí quản lý nhất định để không phải làm ăn trong cảnh “chợ chạy”.

Trong những lần tiếp xúc cử tri các cấp thời gian gần đây, nhiều cử tri kiến nghị thành phố nên quy hoạch một khu đất để thành lập chợ đêm. Đó có thể là dọc đường Xuân Diệu, công viên cạnh ngã 6 Ngô Mây hay dọc đường Lê Duẩn như hiện nay. Trong nỗ lực xây dựng các kế hoạch, đề án, nhằm triển khai cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Trung tâm Xúc tiến thương mại tỉnh từng đề ra nhiều chương trình, kế hoạch, trong đó có tổ chức chợ đêm Quy Nhơn.

Thực tế cho thấy, chợ đêm đã đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, nhất là người có thu nhập thấp, sinh viên, công nhân. Có nên để chợ đêm tồn tại hay không là một việc rất đáng lưu tâm. Nếu đã cấm thì phải làm triệt để, nếu cho phép thì phải khẩn trương quy hoạch địa điểm, xây dựng phương án quản lý; không thể để tình trạng họp chợ tự phát kéo dài thêm nữa…

  • Mai Lâm
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Hơn 600 người mù nghèo được khám và cấp thuốc miễn phí  (18/01/2011)
Tiễn quân nhân hoàn thành NVQS xuất ngũ  (18/01/2011)
Tặng quà hỗ trợ người nghèo đón Tết  (18/01/2011)
90,4% TCCSĐ trong sạch vững mạnh  (18/01/2011)
Đình chỉ lưu hành 3 loại thuốc không an toàn   (17/01/2011)
Tặng quà Tết cho người nghèo, học sinh vùng lũ   (18/01/2011)
Có 41,4% trẻ 5 tuổi được học 2 buổi/ngày   (17/01/2011)
Thêm 19 trường tiểu học và mầm non đạt chuẩn quốc gia   (17/01/2011)
Vận động được hơn 273 triệu đồng xây dựng quỹ hội   (17/01/2011)
Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe  (17/01/2011)
Gặp người đạt giải Nhất “Sinh viên NCKH” cấp Bộ   (17/01/2011)
Để trẻ vui học tiếng Anh hơn…   (17/01/2011)
Niềm hy vọng mới ở Quy Hòa   (17/01/2011)
Tăng cường công tác ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội  (17/01/2011)
Thực hiện tốt công tác kháng nghị phúc thẩm án hình sự  (16/01/2011)