Ai quyết định số con trong gia đình?
17:50', 17/2/ 2011 (GMT+7)

Trên lý thuyết, có vẻ như việc quyết định số con trong mỗi gia đình phần lớn là do cả vợ lẫn chồng; song thực tế ở Bình Định, người chồng quyết định số con trong gia đình là phổ biến.

 

Ở Bình Định, người chồng quyết định số con trong gia đình là phổ biến. (Ảnh chỉ có tính minh họa, không liên quan đến nội dung của bài). Ảnh: Hoàng Tuấn

 

Kết quả “Điều tra, khảo sát thực trạng sinh con thứ 3 trở lên và một số yếu tố liên quan tại Bình Định trong năm 2008” do Chi cục Dân số – KHHGĐ tỉnh thực hiện, cho thấy: có 83,2% số người được hỏi trả lời là cả 2 vợ chồng quyết định số con trong gia đình; 10,8% trả lời việc sinh bao nhiêu con là do người chồng quyết định, trong khi đó, tỉ lệ này đối với người vợ chỉ ở mức dưới 1%. 

Điều đáng nói là việc thực hiện các biện pháp KHHGĐ phần lớn từ phía người vợ. Theo các số liệu báo cáo của Trung tâm DS-KHHGĐ 11 huyện, thành phố trong tỉnh những năm gần đây, số cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ đang sử dụng các biện pháp tránh thai (BPTT) hiện đại chia theo giới chiếm hơn 80% so với tổng số cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng BPTT; trong đó, tỉ lệ người chồng sử dụng BPTT chỉ chiếm chừng 15-16%! Có khá nhiều nguyên nhân lý giải hiện tượng trên, song chung quy có hai nguyên nhân chính, đó là:

Thứ nhất: Tư tưởng nho giáo cùng với những định kiến về giới đã ăn sâu và bám rễ trong suy nghĩ của phần lớn các gia đình. Người phụ nữ được xem là những “nhà tái sản xuất” với vai trò làm mẹ, làm vợ; là người “tề gia nội trợ” trong gia đình. Thế nên, vấn đề chăm sóc, nuôi dạy con cái và thực hiện KHHGĐ là trách nhiệm của phụ nữ. Tuy nhiên, thực chất “vai trò làm vợ, làm mẹ” chỉ là sản phẩm của nền văn hóa dựa trên quan hệ bất bình đẳng giữa hai giới. Chính xã hội đã tạo ra một quan niệm phân biệt về giới. Nam giới tự đặt cho mình trọng trách lớn, là “trụ cột của gia đình” nên có quyền quyết định những vấn đề hệ trọng trong gia đình, trong đó có cả việc quyết định các hành vi CSSKSS và KHHGĐ. Việc sinh bao nhiêu con, có thực hiện KHHGĐ hay không, phần lớn ý kiến quyết định đều từ phía người chồng.

Thứ hai: Trình độ học vấn của người phụ nữ thường thấp hơn nam giới trong gia đình cũng khiến người phụ nữ bị lấn lướt trong quyền quyết định số con. Cũng theo kết quả của cuộc điều tra nói trên, phần lớn những gia đình sinh con thứ 3 trở lên thường có trình độ học vấn tương đối thấp. Có đến 66,3% số người vợ được hỏi chỉ học đến THCS, 24,9% có trình độ tiểu học, chỉ có 6,2% tốt nghiệp THPT. Tương ứng với người chồng, các tỉ lệ này là 65%, 17,4% và 16,1%.

Nếu trong gia đình cả hai vợ chồng có học vấn tương đương nhau thì sự bàn bạc, thỏa thuận chiếm tỉ lệ lớn; ngược lại, người vợ có trình độ thấp thì quyền quyết định mọi mặt chủ yếu vẫn là người chồng. Chính kết quả của cuộc điều tra đã chứng minh có đến 10,8% quyền quyết định số con là của riêng người chồng còn người vợ có tiếng nói rất “khiêm tốn”. Điều này phản ánh sự tồn tại của mối quan hệ không bình đẳng giữa người vợ và người chồng trong gia đình trong suốt nhiều năm qua.

Ngoài hai lý do trên, sự bất bình đẳng giới trong gia đình còn xuất phát từ sự thiếu tự tin của nữ giới. Người phụ nữ không vượt qua được rào cản định kiến giới với chính bản thân mình, cứ luôn luôn nghĩ rằng bản thân mình không bằng nam giới, dễ đi đến tự ti. Họ luôn nghĩ và bằng lòng là người đứng đằng sau, hỗ trợ cho “vai trò trụ cột” của người chồng. Vì thế, họ nhường quyền quyết định về những vấn đề trọng đại trong gia đình cho chồng, bản thân chỉ quyết định những chuyện nhỏ, những khoản chi tiêu vặt vãnh hàng ngày.

Có thể nói, vấn đề bình đẳng giới là một trong những yếu tố cơ bản góp phần thực hiện thắng lợi chính sách dân số ở nước ta nói chung và tỉnh Bình Định nói riêng. Vì vậy, cần tăng cường hơn nữa công tác truyền thông về các vấn đề giới, giới tính, bình đẳng giới đến từng gia đình nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân; từ đó, góp phần làm thay đổi dần dần ý thức xã hội trong thực hiện bình đẳng giới. Khẩn trương lồng ghép chương trình giáo dục giới tính, giới trong nhà trường để giúp các thanh, thiếu niên nhận thức được những vấn đề trên một cách có hệ thống, chắc chắn. Trên nền tảng đó, các em sẽ ý thức trách nhiệm hơn trong việc tổ chức trật tự cuộc sống gia đình sau này.

  • Lê Thị Ánh
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Kiểm soát véc-tơ truyền bệnh sốt xuất huyết  (16/02/2011)
Mô hình “2 trong 1”   (16/02/2011)
Một doanh nghiệp thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở   (16/02/2011)
Hiệu quả từ việc Học và làm theo gương Bác  (16/02/2011)
Nhanh chóng đưa Nghị quyết vào cuộc sống   (16/02/2011)
Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia về ATVSLĐ-PCCN   (16/02/2011)
Chuẩn bị đón chiến sĩ mới   (16/02/2011)
Tuyển 1.100 chỉ tiêu   (16/02/2011)
Tháng 12.2011, Hội Gặp gỡ Việt Nam sẽ tổ chức 2 hội nghị quốc tế tại Quy Nhơn   (16/02/2011)
Trao Huy hiệu 60, 50 năm tuổi Đảng cho 61 đảng viên  (15/02/2011)
Khai mạc Hội thi Giáo viên dạy giỏi THPT cấp tỉnh  (15/02/2011)
Ngành Y tế sẽ cấp Giấy chứng sinh cho trẻ  (15/02/2011)
Bố trí 159 biên chế làm công tác DS-KHHGĐ cấp xã  (15/02/2011)
Triển khai công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016  (15/02/2011)
Chuyển biến nhiều mặt  (15/02/2011)