KỶ NIỆM 22 NĂM NGÀY BIÊN PHÒNG TOÀN DÂN (3.3.1989 - 3.3.2011) VÀ 52 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG (3.3.1959 - 3.3.2011)
Điểm tựa cho ngư dân trên biển
22:55', 2/3/ 2011 (GMT+7)

Diễn biến thời tiết ngày càng phức tạp, khó lường, nhất là trong mùa mưa bão làm cho tàu và ngư dân khai thác hải sản trên biển thường xuyên đối mặt với nguy hiểm. Hoạt động của các Đài canh thông tin (ĐCTT) Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Bình Định đã và đang góp phần bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của ngư dân.

 

Thượng úy Nguyễn Kim Tuấn và Trung úy Lê Đức Hải trong ca trực.

 

* “Cầu nối” biển với đất liền

Theo thiếu tá Huỳnh Kim Chất, Chủ nhiệm Thông tin (BĐBP Bình Định), hiện nay lực lượng Biên phòng tổ chức 83 ĐCTT miễn phí tại các đơn vị, dọc bờ biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang để tiếp, chuyển thông tin về thiên tai, tai nạn, công tác cứu hộ, cứu nạn đối với các phương tiện hoạt động trên biển Việt Nam. Tại Bình Định, ngoài 2 ĐCTT chính đặt tại Sở chỉ huy và Hải đội 2 còn triển khai thêm các ĐCTT đặt tại Đồn biên phòng Cửa khẩu cảng Quy Nhơn, Đồn biên phòng 316 (xã Nhơn Lý, Quy Nhơn), Đồn biên phòng 308 (xã Tam Quan Nam, Hoài Nhơn). Tần số trực canh sử dụng chung trong toàn lực lượng biên phòng, với sóng ngày: 9339 KHz, với sóng đêm: 6973 KHz. Biên phòng mỗi tỉnh còn có tần số đài canh riêng thống nhất với chủ tàu, thuyền trưởng. Thời gian trực canh thu, phát, đối với ngày bình thường vào 15 phút đầu các giờ; khi có bão, áp thấp hoặc xảy ra thiên tai, thảm họa tất cả các ĐCTT mở máy trực 24/24 giờ.

Mỗi mùa mưa bão đến, các ĐCTT của BĐBP Bình Định làm “cầu nối” giữa đất liền với biển, tiếp nhận rất nhiều thông tin từ biển khơi gửi về đất liền, thông báo tình hình tàu nước ngoài xâm phạm chủ quyền lãnh thổ quốc gia hay kêu cứu với rất nhiều lý do khác nhau: Tàu gặp nạn trên biển do chết máy hay do thời tiết mưa bão, cấp cứu ngư dân bị nạn, nhiều tàu cá khi hoạt động trên biển không thể liên lạc về gia đình cũng thông qua các ĐCTT để nhờ làm cầu nối giữa ngư dân với gia đình. Ngay sau khi nhận được thông tin, tổ cán bộ và nhân viên trong ca trực của các ĐCTT đã kịp thời thông báo cho Bộ Chỉ huy cũng như cấp trên để có phương án hỗ trợ cho ngư dân.

 

Xác định tọa độ tàu gặp nạn để đưa ra phương án cứu nạn.

 

* Điểm tựa cho ngư dân

Thượng úy Nguyễn Kim Tuấn, người có 16 năm làm nhân viên trực ĐCTT tại Sở chỉ huy BĐBP Bình Định, cho biết: “Hệ thống thông tin biên phòng là điểm tựa vững chắc cho ngư dân trên biển thu phát các tín hiệu cấp cứu từ các tàu, nhất là tàu đánh cá của ngư dân, sau đó báo cáo cấp trên xử lý thông tin và kịp thời đưa ra giải pháp trợ giúp cần thiết cho tàu gặp nạn”.

Lâu nay, các ngư dân đánh bắt trên biển mỗi khi mở ICom đều nghe giọng quen thuộc phát ra từ các ĐCTT: “BĐBP Bình Định gọi các đài tàu, nghe tốt trả lời”… Thời gian qua, nhiều tàu cá cùng ngư dân gặp nạn trên biển đã thoát nạn nhờ vào việc liên lạc với các ĐCTT để được ứng cứu.

Các ĐCTT đều sử dụng máy ICom 710 và hệ thống tích hợp nhiều chức năng, phạm vi hoạt động với bán kính 1.000 km nên 8.106 tàu cá, trong đó có gần 2.000 tàu cá đánh bắt xa bờ của tỉnh đều liên lạc tốt với các ĐCTT.

Ngày 21.2.2011, tàu cá BĐ 95378-TS, có 7 ngư dân do anh Võ Xuân Cường (34 tuổi, ở thôn Thạnh Xuân Bắc, xã Hoài Hương, Hoài Nhơn) làm thuyền trưởng đang hành nghề câu cá ngừ đại dương gần đảo Trường Sa thì bị một xà lan đâm vào rồi bỏ chạy; thuyền trưởng Cường tử nạn, tàu chìm dần, tính mạng 6 ngư dân còn lại trong tình trạng nguy hiểm. ĐCTT của BĐBP Bình Định nhận được thông tin khẩn cấp của tàu bị nạn, sau khi xác định được tọa độ đã liên lạc với phương tiện đánh bắt gần đó là tàu BĐ 95110-TS do Mai Xuân Thu, làm thuyền trưởng (ở cùng địa phương) nhanh chóng đến cứu vớt 6 ngư dân đưa lên tàu...

Ông Nguyễn Văn Long, một ngư dân ở xã Tam Quan Bắc (Hoài Nhơn), cho biết: “Khi tàu gặp nạn, nghe giọng nói ân cần của những người lính biên phòng qua sóng điện đàm, giúp chúng tôi vững tin hơn để giành giật sự sống trên biển cả”.

Trung úy Lê Đức Hải, có 13 năm làm nhân việc trực ĐCTT, tâm sự: Mỗi khi vào ca trực tiếp nhận thông tin tàu cá ngư dân gặp nạn là anh em trong ca trực rất lo lắng, phải tìm mọi cách giữ liên lạc với tàu bị nạn, báo cáo lên trên để xử lý kịp thời. Đến khi tàu cùng ngư dân được cứu nạn thành công thì anh em mới thở phào nhẹ nhõm, cảm giác căng thẳng và mệt nhọc sau ca trực cũng tan biến.       

  • Nguyễn Phúc
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Nhiều người mắc sốt phát ban do Rubella   (02/03/2011)
Ứng dụng kỹ thuật cao trong điều trị bệnh   (02/03/2011)
Khai mạc Hội thi “Kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đối với phụ nữ và trẻ em”   (02/03/2011)
Khai mạc Hội thi “Kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đối với phụ nữ và trẻ em”   (02/03/2011)
Tập trung phát triển kinh tế gắn với bảo vệ, phát triển rừng  (01/03/2011)
Những hình ảnh không đẹp tại Lễ hội Chùa Ông Núi  (01/03/2011)
Bao giờ 90 nhân khẩu xóm Đông có nước sạch?  (01/03/2011)
Đổi thay ở Bok Tới  (01/03/2011)
Bồng Sơn: Phấn đấu lên thị xã  (01/03/2011)
Ra quân huấn luyện năm 2011  (01/03/2011)
Triển khai công tác Thông tin- truyền thông năm 2011  (01/03/2011)
Trường tăng tốc, học sinh “lơ mơ” chọn ngành   (28/02/2011)
Một cô giáo “đa năng”, yêu nghề   (28/02/2011)
Khuyến học ở Hoài Nhơn   (28/02/2011)
Triển khai nhiệm vụ công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2011  (28/02/2011)