Thách thức “già hóa dân số”
19:36', 7/4/ 2011 (GMT+7)

Trong chuyến làm việc tại Bình Định vào cuối tháng 3.2011, tiến sĩ Dương Quốc Trọng, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) Việt Nam, cho rằng: Bình Định đang đứng trước thách thức “già hóa dân số”; trong khi, chưa sẵn sàng với các giải pháp ứng phó.

 

Dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tại cộng đồng hiện có rất ít.

 

Theo Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh, tỉ lệ người từ 60 tuổi trở lên tại Bình Định ngày càng tăng. Cụ thể: năm 1979, tỉ lệ này là 7,65%; năm 1989 là 8,73%; năm 1999 tăng lên 9,64% và 10 năm tiếp theo là 10,82%. Theo Liên Hiệp Quốc, nếu tỉ lệ người già chiếm 10% dân số, nước đó trở thành nước có dân số già. Như vậy, đến thời điểm này, Bình Định đã chính thức bước sang cơ cấu dân số già nhanh hơn bình quân chung của cả nước (9%).

Tiến sĩ Dương Quốc Trọng phân tích: Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, thu nhập và điều kiện sống của người dân được cải thiện đã góp phần tích cực nâng cao tuổi thọ của người dân và làm cho dân số phát triển ổn định. Do vậy, già hóa dân số là điều tất yếu. Tình trạng này đang diễn ra mạnh mẽ ở nhiều nước trên thế giới, kéo theo nhiều vấn đề kinh tế-xã hội cần phải giải quyết. Việt Nam nói chung và Bình Định nói riêng cũng không nằm ngoài quỹ đạo trên. Dưới góc độ nhân khẩu học, khi số người già tăng lên sẽ tác động trực tiếp làm tăng tỉ lệ phụ thuộc tuổi già. Điều này sẽ đòi hỏi nặng nề hơn đối với dân số trong độ tuổi lao động để duy trì trợ cấp ổn định cho nhóm người cao tuổi. Ngay cả khi tỉ lệ phụ thuộc trẻ giảm đi do số trẻ em sinh ra giảm cũng không thể bù đắp những chi phí xã hội tăng lên do chi phí cho người cao tuổi lớn hơn chi phí cho trẻ em.

Tiến sĩ Dương Quốc Trọng khẳng định, xu hướng già hóa dân số không thể đảo ngược mà phải thích ứng, nhưng ông lo lắng vì ở thời điểm này, Bình Định chưa sẵn sàng với các giải pháp ứng phó trong đảm bảo chính sách, công trình phúc lợi xã hội dành cho người cao tuổi.

Bác sĩ Nguyễn Văn Quang, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh, cho biết: Dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tại cộng đồng hiện rất ít. Hiện, Bình Định chỉ có duy nhất BVĐK tỉnh tổ chức được khoa Lão khoa. Trong khi đó, hình thức tổ chức câu lạc bộ người cao tuổi, câu lạc bộ dưỡng sinh… rất có ích cho sức khỏe của người cao tuổi lại còn nhiều hạn chế và bị chi phối bởi kinh phí hoạt động hạn hẹp cũng như đối tượng tổ chức.

Ngày 1.7.2010, Luật Người Cao tuổi chính thức có hiệu lực, cụ thể hóa các hoạt động chăm sóc đời sống tinh thần, vật chất nhằm đáp ứng các nhu cầu cơ bản của người cao tuổi. Pháp luật cũng quy định những người tàn tật nặng không có khả năng lao động, mắc bệnh tâm thần... thuộc hộ nghèo hoặc neo đơn được nuôi dưỡng miễn phí ở các trung tâm bảo trợ xã hội. Những ai không thuộc các diện này nhưng muốn vào ở các trung tâm bảo trợ xã hội của Nhà nước chỉ cần đóng phí. Tuy nhiên, tại Bình Định hiện chỉ có Trung tâm Chăm sóc người có công và Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh là những cơ sở chăm sóc người già, nhưng cũng chỉ đủ sức phục vụ cho người thuộc diện bảo trợ; trong khi, dịch vụ tư ở lĩnh vực này thì chưa có… 

  • Hiền Lê
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Triển khai Tháng hành động vì trẻ em năm 2011  (07/04/2011)
Cần rà soát lại cơ sở hạ tầng và dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh  (07/04/2011)
Sẽ tổ chức tại Quy Nhơn từ 12-17.4  (07/04/2011)
Tàu cá Bình Định cứu 8 ngư dân Bến Tre  (07/04/2011)
Đã thi hành kỷ luật với 31 đảng viên và 1 tổ chức đảng  (07/04/2011)
90% hoạc sinh tham gia BHYT   (06/04/2011)
Nhiều bất cập cần sớm khắc phục   (06/04/2011)
Hỏi - đáp bầu cử  (06/04/2011)
Những thành tựu quan trọng trong 5 năm 2006-2010  (06/04/2011)
Cần sâu rộng, cụ thể và thiết thực  (06/04/2011)
Chính phủ giao ban trực tuyến về nguồn vốn trái phiếu đầu tư cho y tế  (06/04/2011)
Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo giúp đỡ người mù và Hội Người mù tỉnh  (06/04/2011)
Thanh tra, kiểm tra liên ngành về VSATTP  (06/04/2011)
Triển khai “Tháng công nhân” năm 2011   (06/04/2011)
Xây dựng một nền hành chính trong sạch, chuyên nghiệp, hiện đại  (05/04/2011)