Tốc độ “già hóa” dân số đang diễn ra rất nhanh
21:40', 28/5/ 2011 (GMT+7)

“Già hóa” dân số là vấn đề đang được Đảng và Nhà nước rất quan tâm hiện nay. Qua 4 cuộc Tổng Điều tra dân số, tỉ lệ già hóa ở tỉnh ta tăng dần và đều ở mức cao hơn bình quân chung cả nước.

 

Tốc độ già hóa dân số diễn ra rất nhanh là một thách thức lớn cho vấn đề an sinh xã hội đối với một tỉnh còn nghèo như Bình Định.

 

Cụ thể: giai đoạn 1979-1989, tỉ lệ già hóa dân số ở Bình Định tăng 1,1% (cả nước tăng 0,4%); giai đoạn 1989-1999 tăng 0,9% (cả nước tăng 1%); giai đoạn 1999-2009 tăng 1,2% (cả nước tăng 0,9%). Ngay tại thời điểm thực hiện cuộc tổng điều tra dân số gần nhất, ngày 1.4.2009, Bình Định có tỉ lệ người già cao hơn mức bình quân cả nước đến 1,8%. Điều này chứng tỏ, Bình Định đã bước vào thời điểm cơ cấu già hóa dân số.

Sự già hóa dân số tập trung chủ yếu ở các huyện đồng bằng. Ngoại trừ TP Quy Nhơn và 3 huyện miền núi Vân Canh, Vĩnh Thạnh, An Lão; 7 huyện còn lại đều có cơ cấu già hóa dân số cao, như: An Nhơn 12,2%; Hoài Nhơn 12%; Tây Sơn 11,6%; Hoài Ân 11,3%; Phù Mỹ 11,2%; Phù Cát 11% và Tuy Phước 10,5%. Nếu so sánh tốc độ già hóa nhanh trong giai đoạn 1999-2009 phải kể đến các huyện: Hoài Ân 2,1%; An Nhơn 1,8%; Tây Sơn 1,7%; Phù Cát 1,5%; An Lão 1,4%; Hoài Nhơn 1,4% và Phù Mỹ 1,3%.

Nếu tính riêng số người từ 85 tuổi trở lên thì năm 1999 toàn tỉnh chỉ có 5.453 cụ, chiếm 0,37% dân số thì đến năm 2009 con số này đã lên đến 14.212 cụ, chiếm 0,96% dân số. Tốc độ già hóa dân số diễn ra rất nhanh là một thách thức lớn cho vấn đề an sinh xã hội đối với một tỉnh còn nghèo như Bình Định.

Đến thời điểm này vẫn chưa có một công trình nghiên cứu khoa học cụ thể về thực trạng cuộc sống của người già tại Bình Định. Tuy nhiên, qua tìm hiểu, người già sống với con cháu vẫn là hình thức phổ biến, phần lớn theo con trai. Một số bệnh viện hạng 3 (tuyến huyện) đã hình thành khoa Lão khoa hoặc phòng Lão khoa trong khoa Nội. Hiện nay, tỉnh vẫn có một số chương trình lồng ghép với các chính sách khác đối với người cao tuổi nghèo và người đơn thân, chứ chưa có chính sách cụ thể về vấn đề này.

Ông Nguyễn Văn Quang, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh, cho biết: “Dự kiến vào tháng 9.2011, sẽ tổ chức hội thảo toàn tỉnh nhằm có các đề xuất thiết thực tham mưu cho tỉnh ban hành các chế độ chính sách đối với người cao tuổi. Chúng tôi cũng rất mong sự quan tâm và hỗ trợ tích cực của Trung ương giúp Bình Định vượt qua thách thức này”.

  • Minh Đức
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Báo động tình trạng trẻ em thấp còi  (28/05/2011)
Triển khai “Tháng hành động phòng, chống ma túy” trên địa bàn tỉnh  (28/05/2011)
Những người đồng hành cùng nhà báo nữ  (28/05/2011)
Đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba  (28/05/2011)
Nhiều nội dung phong phú   (27/05/2011)
Vất vả tìm chỗ gởi con  (27/05/2011)
Góp phần nâng cao chất lượng dạy nghề   (27/05/2011)
Điều chỉnh mức phụ cấp cho cán bộ Ban Quản lý dự án VLAP   (27/05/2011)
Trao quà cho công nhân và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn   (27/05/2011)
Hội nghị khoa học nội khoa miền Trung mở rộng lần thứ I   (27/05/2011)
Quy Nhơn: khánh thành Trạm y tế xã Nhơn Hội  (27/05/2011)
Cả tỉnh có 214 hội thẩm nhân dân  (26/05/2011)
Xúc tiến thành lập Trường Cao đẳng Kinh tế - Công nghệ Quy Nhơn  (26/05/2011)
47.314 HSSV được vay hơn 676,7 tỉ đồng  (26/05/2011)
Khai mạc Triển lãm Tài liệu Biển - Đảo Nam Trung Bộ  (26/05/2011)