Sự nguy hiểm của bệnh giun đũa chó, mèo lây sang người
21:23', 10/12/ 2012 (GMT+7)

Bệnh do ký sinh trùng giun đũa chó, mèo, tên khoa học là Toxocara sp, là một loài ký sinh truyền từ động vật lây sang người. Các bệnh do giun ở chó hoặc ở mèo đều có chung những đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán và điều trị giống nhau.

Bệnh thường gặp ở trẻ 1-4 tuổi, cũng có thể gặp ở người lớn và hiện rất phổ biến. Nguyên nhân do ăn phải trứng giun đũa chó, mèo qua thức ăn hoặc nước uống. Vì ký sinh trùng giun đũa chó, mèo có vật chủ để ký sinh thường là chó, mèo, nên khi trứng hoặc ấu trùng giun đũa chó, mèo lạc vật chủ sang người không bao giờ phát triển thành giun trưởng thành. Đó là lý do không thể tìm trứng giun để chẩn đoán bệnh này ở người mà phải dựa vào xét nghiệm máu chẩn đoán.

Điều nguy hiểm là ấu trùng của giun đũa chó lại “thích đi chơi”. Chúng có thể chu du khắp nơi trong cơ thể và đến các cơ quan như não, mắt, gan, phổi... và có thể gây những tổn thương với những triệu chứng đa dạng và hậu quả gây tổn thương thành mạch máu, mô mềm, hoại tử và xuất huyết. Chúng cũng có thể chu du vài lần đến các mô, cuối cùng đóng kén thành ấu trùng và tạo u hạt, làm tăng bạch cầu eosin ở tất cả các cơ quan chính của cơ thể, trong đó bao gồm cả não và mắt.

Phát hiện mắc giun đũa chó rất khó vì chúng có các triệu chứng khác nhau ở các cơ quan và mô mà chúng gây nên. Nhưng những triệu chứng có thể gặp: sốt kéo dài từ vài tuần đến vài tháng, sốt không cao, đau bụng, mệt mỏi, ăn không ngon, nổi ngứa, nổi mày đay, bị bầm da, xanh xao, gầy yếu, ho có ran trong phổi. Nếu bị bệnh nặng bệnh nhân có các triệu chứng ở phổi (tràn dịch màng phổi, viêm phổi kẽ...) dễ nhầm với các tổn thương do ung thư hoặc triệu chứng thần kinh trung ương (nhức đầu, động kinh, liệt nửa người, viêm màng não, viêm cơ tim). Ở nước ta đã có trường hợp đang chữa bệnh lao tự nhiên bị động kinh và bệnh viện phát hiện động kinh do nhiễm giun đũa chó, mèo.

Hiện nay, việc chẩn đoán ở các cơ sở điều trị chủ yếu dựa vào kết quả ELISA để phát hiện kháng thể kháng giun đũa chó trong huyết thanh bệnh nhân. Kết quả xét nghiệm tuỳ thuộc vào mức độ của bệnh. Bệnh chữa khỏi được hoàn toàn khi được khám, xét nghiệm, điều trị tại các phòng khám chuyên khoa.

Phòng bệnh này bằng cách rửa tay sau khi chơi ở nơi có đất cát và vật nuôi; kiểm tra phân của những chó con hàng tuần và tẩy giun mỗi tháng; không để trẻ chơi với chó. Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các chó, mèo bị nhiễm và môi trường nghi ngờ có bệnh… 

  • XUÂN PHƯỚC
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Thêm những nguồn sáng cho đời  (10/12/2012)
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Thiện làm việc với Công ty TNHH MTV Cảng Quy Nhơn và Ban Chỉ đạo Chương trình XDNTM  (10/12/2012)
Thay đổi mức thu một số phí lệ phí  (10/12/2012)
Tặng quà cho HS nghèo ở các xã ven biển  (10/12/2012)
Cần một kế hoạch hành động  (09/12/2012)
Năng động và mẫu mực  (10/12/2012)
Năm 2013, biên chế hành chính, sự nghiệp là 32.545 người  (09/12/2012)
Tìm giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị và hành chính công của tỉnh   (08/12/2012)
Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi  (08/12/2012)
Vận động công đoàn các cấp mua và đọc báo, tạp chí của Đảng  (08/12/2012)
Điểm tựa của NTT&TMC huyện Tuy Phước  (08/12/2012)
Rộn rịp làng mai  (08/12/2012)
Nghị định quy định đối với tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam  (08/12/2012)
Đã khó nay còn… khó hơn  (07/12/2012)
Không mới nhưng vẫn nóng  (07/12/2012)