Người thương binh giàu nghị lực
8:55', 19/12/ 2012 (GMT+7)

Chị Nguyễn Thị Hồng Huệ đang chăm đàn heo con chuẩn bị xuất chuồng.

Với ý chí và lòng quyết tâm, chị Nguyễn Thị Hồng Huệ - thương binh 2/4, ở thôn An Chiểu, xã Ân Phong, huyện Hoài Ân - đã đứng vững trước mọi khó khăn của cuộc sống, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.

Sinh năm 1955, tuổi thơ của chị Huệ gắn liền với những vất vả, lam lũ. Trong chiến tranh, chị Huệ tham gia công tác tại UBND xã Ân Phong, với cương vị là cán bộ phong trào của Hội Phụ nữ xã. Trong thời gian này, chị đã vĩnh viễn mất đi chân phải.

Mọi giấc mơ hoài bão tưởng đã chấm hết, nhưng được sự động viên của chính quyền, sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè và nghị lực của bản thân, chị đã tham gia học bổ túc văn hóa, rồi tham gia công tác ở thôn, ở xã. Năm 1980, chị trở thành cán bộ Đài truyền thanh huyện Hoài Ân. Năm 1985, vì sức khỏe yếu, chị xin về địa phương làm việc ở Hợp tác xã nông nghiệp số 2 Ân Phong; đến năm 1987 về  hưởng chế độ một lần.

Cả hai vợ chồng chị đều là thương binh nên cuộc sống gặp không ít khó khăn, vất vả. Với 6 sào ruộng, giỏi lắm thì đủ cái ăn cho một gia đình 9 người trong mùa giáp hạt, không thể tính đến chuyện tích lũy. Hàng đêm, chị trăn trở với câu hỏi làm sao để thoát nghèo, làm nghề gì phù hợp với sức của mình.

Không thể an phận, chị Huệ cùng chồng xoay xở nhiều nghề, từ nấu rượu, làm bánh, làm bún đến nuôi heo. Những bài học tích lũy được sau mỗi lần thành công hoặc thất bại của từng nghề giúp chị nhận rõ một điều: “Muốn thành công, quan trọng nhất là phải có kiến thức, biết học hỏi kinh nghiệm của người đi trước, vượt qua chính mình. Góp nhặt, chắt chiu rồi cũng sẽ có tất cả”.

Năm 1990, chị bàn với chồng chọn nghề làm bún truyền thống và phát triển chăn nuôi heo để cải thiện cuộc sống gia đình. Chị nhẩm tính, thu nhập từ lò bún cũng được 3-3,5 triệu đồng/tháng. Với hơn 20 năm làm nghề, bún tươi chị Huệ thơm ngon có tiếng, là nơi đầu tiên khách hàng ở địa phương nhớ đến mỗi khi có đám tiệc.

Ngoài ra, chị Huệ còn rất mát tay trong nuôi heo. Không như nhiều người nuôi heo thịt số lượng lớn, chị Huệ đầu tư chuồng trại chuyên nuôi heo nái, sản sinh con giống để bán cho người chăn nuôi trong huyện. Trung bình mỗi năm, chị duy trì 8-10 con heo nái trong chuồng; số lượng heo con xuất bán mỗi năm từ 2 đến 4 lứa. Sau khi trừ chi phí, mỗi năm chị lãi 50 - 70 triệu đồng.

Đứng trước ngôi nhà khang trang, khu vườn có tường rào cổng ngõ tươm tất, chị Huệ tự hào cho biết: “Chính nhờ tích lũy từ nghề làm bún và chăn nuôi heo mà tôi có điều kiện để xây dựng ngôi nhà này và nuôi 5 đứa con học hành đàng hoàng”.

  • VÕ CHÍ HÀ
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Khơi dậy sức sáng tạo của người lao động  (18/12/2012)
Kỷ niệm 20 năm thành lập Đảng ủy khối DN tỉnh  (18/12/2012)
MB Bình Định hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa “Tổ ấm đồng đội”  (18/12/2012)
Giúp đỡ 925 phụ nữ nghèo vượt khó  (18/12/2012)
Hướng dẫn xác định thôn, xã đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012-2015  (18/12/2012)
Khai mạc Đại hội Đại biểu Hội Cựu chiến binh lần thứ 5  (18/12/2012)
Prudential Việt Nam tặng Nhà tình thương cho hộ nghèo  (18/12/2012)
Sẽ hỗ trợ để mọi người dân đều có Tết  (17/12/2012)
Nhiều trường nỗ lực “liệu cơm gắp mắm”  (17/12/2012)
Năm 2013, tuyển chọn, gọi 2.900 thanh niên nhập ngũ  (17/12/2012)
Nhiều hoạt động nhân kỷ niệm 68 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam  (17/12/2012)
Đảng viên là lực lượng nòng cốt  (18/12/2012)
Hạt nhân chính trị lãnh đạo doanh nghiệp hoạt động hiệu quả  (17/12/2012)
Thí điểm dạy bằng tiếng Anh trong trường đại học  (17/12/2012)
Việt Nam dự hội nghị về phong trào cộng sản quốc tế  (17/12/2012)