Dự phòng và chăm sóc bệnh nhân bị đột quỵ
19:55', 19/12/ 2012 (GMT+7)

Ðột quỵ là nguyên nhân chính gây tàn tật nghiêm trọng, lâu dài. Người trên 55 tuổi có nhiều khả năng bị đột quỵ và càng lớn tuổi thì nguy cơ càng cao. Ðột quỵ còn để lại hậu quả nặng nề ảnh hưởng đến vấn đề kinh tế, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh và gia đình người bệnh.

Có nhiều loại đột quỵ não như: nhồi máu não, xuất huyết não, màng não. Mỗi thể đột quỵ  thường gặp có nhiều căn nguyên khác nhau. Thể nhồi máu não thường xuất phát từ nguyên nhân xơ vữa động mạch; huyết khối lòng động mạch não do bệnh lý trong van 2 lá, van động mạch chủ; thể xuất huyết não, màng não thường gặp căn nguyên là tăng huyết áp, dị dạng mạch máu não...

Người bị đột quỵ ở mức độ nhẹ thường có các triệu chứng chóng mặt, thoáng mất trí nhớ, phát âm không rõ ràng, suy nghĩ chậm và nói sai, tê hay yếu nhẹ nửa người, nửa mặt. Các triệu chứng này có thể duy trì sau 24 giờ. Ở mức độ trung bình, người bệnh thường đau đầu, nôn mửa, yếu đến liệt nửa người, liệt mặt, mất vận động ngôn ngữ. Người bệnh ở mức độ nặng thường hôn mê, tiểu không tự chủ, liệt hoàn toàn nửa người, liệt nửa mặt, khó thở, suy hô hấp...

Bình quân mỗi ngày, khoa Nội tim mạch, BVÐK tỉnh, tiếp nhận điều trị gần 20 trường hợp bị đột quỵ não. Hiện, số ca bệnh này có xu hướng tăng lên khi thời tiết chuyển mùa.

Để dự phòng đột quỵ, mọi người cần thường xuyên vận động, luyện tập thể dục, hạn chế căng thẳng, mất ngủ, tạo cuộc sống thoải mái, lành mạnh, không hút thuốc và tránh hít phải khói thuốc thụ động. Cần kiểm soát cân nặng và đường huyết nếu bị bệnh đái tháo đường. Mặt khác, trong chế độ dinh dưỡng cần giảm lượng muối, chất béo, đạm có nguồn gốc động vật và tăng cường lượng đạm có nguồn gốc thực vật. Cần điều trị các nguyên nhân thường gặp trong đột quỵ như tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipide máu, tiểu đường, các bệnh lý van tim, suy tim... Đặc biệt lưu ý, người dân nên duy trì thường xuyên việc kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Khi xảy ra đột quỵ ngay lập tức chuyển người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để ổn định huyết áp, ổn định các chức năng sống, sau đó tiếp tục chuyển đến các tuyến chuyên khoa về thần kinh để tiếp tục điều trị; không nên thực hiện các biện pháp dân gian như chích lể, cạo gió…

  • BS NGUYỄN THANH TÂM

(Khoa Nội tim mạch, BVĐK tỉnh)

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ   (19/12/2012)
Học sinh phát triển trí tuệ sớm được "nhảy cóc" lớp học  (19/12/2012)
Người thương binh giàu nghị lực  (19/12/2012)
Khơi dậy sức sáng tạo của người lao động  (18/12/2012)
Kỷ niệm 20 năm thành lập Đảng ủy khối DN tỉnh  (18/12/2012)
MB Bình Định hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa “Tổ ấm đồng đội”  (18/12/2012)
Giúp đỡ 925 phụ nữ nghèo vượt khó  (18/12/2012)
Hướng dẫn xác định thôn, xã đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012-2015  (18/12/2012)
Khai mạc Đại hội Đại biểu Hội Cựu chiến binh lần thứ 5  (18/12/2012)
Prudential Việt Nam tặng Nhà tình thương cho hộ nghèo  (18/12/2012)
Sẽ hỗ trợ để mọi người dân đều có Tết  (17/12/2012)
Nhiều trường nỗ lực “liệu cơm gắp mắm”  (17/12/2012)
Năm 2013, tuyển chọn, gọi 2.900 thanh niên nhập ngũ  (17/12/2012)
Nhiều hoạt động nhân kỷ niệm 68 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam  (17/12/2012)
Đảng viên là lực lượng nòng cốt  (18/12/2012)