Cấm vòng hoa, vàng mã ở lễ tang cán bộ, công chức
15:2', 21/12/ 2012 (GMT+7)

Theo nghị định về tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức vừa được Thủ tướng ký ban hành ngày 17.12, các đoàn đến viếng không mang vòng hoa, chỉ mang băng vải đen.

Nghị định nêu rõ, việc tổ chức lễ tang đối với người từ trần, thể hiện sự trân trọng của Đảng, Nhà nước và nhân dân, cơ quan, đơn vị đối với công lao, cống hiến của cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình làm việc, hoạt động cách mạng, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Việc tổ chức lễ tang đối với người từ trần phải trang trọng, văn minh, kế thừa nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc, tiết kiệm phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước, của từng vùng. Hạn chế, từng bước loại bỏ những tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan, phô trương, lãng phí. Khuyến khích tổ chức an táng theo các hình thức hỏa táng, điện táng tại quê hương.

Nghị định quy định: Lễ viếng tổ chức tại nhà tang lễ, lễ đưa tang và lễ an táng thực hiện trong cùng một ngày (trừ lễ quốc tang). Trường hợp tổ chức lễ viếng tại gia đình thì tùy theo phong tục địa phương và gia đình, thi hài người từ trần phải được khâm liệm vào linh cữu và bảo đảm vệ sinh, nhất là đối với người có bệnh lây nhiễm.

Linh cữu được để không quá 48 giờ, kể từ khi khâm liệm đến khi tổ chức lễ an táng. Không rắc vàng mã và các loại tiền do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành và ngoại tệ trong quá trình đưa tang từ nhà tang lễ hoặc gia đình đến nơi an táng; không đốt đồ mã tại nơi an táng.

Nghị định quy định rõ, với 4 hình thức lễ tang nêu trên, các đoàn đến viếng không mang vòng hoa, chỉ mang băng vải đen, có kích thước 1,2m x 0,2m, ghi dòng chữ trắng: "Kính viếng", dưới có dòng chữ nhỏ ghi tên cơ quan, tổ chức, cá nhân để gắn vào vòng hoa do ban tổ chức lễ tang chuẩn bị.

Đối với cán bộ, công chức, viên chức đang công tác, khi từ trần, ban tổ chức lễ tang do cơ quan đang trực tiếp quản lý người từ trần quyết định gồm các thành viên đại diện cho đơn vị, đoàn thể trong cơ quan nơi người từ trần đang công tác, đại diện gia đình và đại diện chính quyền địa phương nơi người từ trần sinh sống. Trưởng ban tổ chức lễ tang là lãnh đạo đơn vị, tổ chức, cơ quan đang trực tiếp quản lý người từ trần.

Đối với cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ hưu, khi từ trần, ban tổ chức lễ tang do cấp ủy Đảng, tổ chức chính trị - xã hội địa phương, chính quyền địa phương (xã, phường, thị trấn, khu phố) nơi người từ trần nghỉ hưu và cư trú phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang quản lý người từ trần trước khi nghỉ hưu quyết định, gồm các thành viên đại diện cho các đoàn thể, chính quyền địa phương, đại diện gia đình và đại diện cơ quan, đơn vị lực lượng vũ trang đã quản lý người từ trần trước khi nghỉ hưu.

Trưởng ban tổ chức lễ tang là người đứng đầu cấp ủy Đảng, tổ chức chính trị - xã hội, chính quyền địa phương (xã, phường, thị trấn, khu phố) nơi người từ trần nghỉ hưu và cư trú.

. Theo TTXVN

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Bộ Chính trị cho ý kiến tổng kết Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX  (21/12/2012)
Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ chủ trì  (21/12/2012)
Phó Chủ tịch tỉnh Mai Thanh Thắng thăm, chúc mừng các tổ chức và các vị chức sắc tôn giáo  (20/12/2012)
Tổ chức Hội nghị Hiệp đồng giao nhận quân  (20/12/2012)
Bi tráng và hào hùng  (20/12/2012)
Chỉ có 20 doanh nghiệp báo cáo tiền lương, thu nhập, thưởng Tết  (20/12/2012)
Nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam  (20/12/2012)
Bế mạc Đại hội Hội Cựu chiến binh Việt Nam  (20/12/2012)
Phải thi viết ba môn  (20/12/2012)
Đẩy mạnh công tác thừa kế, nghiên cứu ứng dụng y học cổ truyền  (19/12/2012)
Tổng kết công tác truyền thanh - truyền hình năm 2012  (19/12/2012)
Sở Y tế tỉnh Chăm Pa Sắc (Lào) thăm, làm việc tại Bình Định  (19/12/2012)
Bàn giải pháp hoàn thiện pháp luật về hộ tịch  (19/12/2012)
Gặp mặt người có uy tín, già làng trong đồng bào dân tộc thiểu số  (19/12/2012)
Dự phòng và chăm sóc bệnh nhân bị đột quỵ  (19/12/2012)