Viêm kết mạc
20:15', 26/12/ 2012 (GMT+7)

Có 3 hình thái viêm kết mạc dị ứng thường gặp là viêm kết mạc nhú gai khổng lồ, viêm kết mạc do sốt cỏ khô và viêm kết giác mạc dị ứng.

Viêm kết mạc nhú gai khổng lồ thường gặp vào mùa xuân. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể xảy ra vào mùa thu hoặc các thời điểm khác trong năm. Bệnh thường gặp ở bệnh nhân có cơ địa dị ứng phấn hoa, các loại bụi, lông thú vật, côn trùng, hoặc gió, ánh nắng và mỗi khi thay đổi thời tiết. Viêm kết mạc mùa xuân có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng thường thấy ở người trẻ, đặc biệt là ở các bé trai từ 7 tuổi trở lên và tái phát theo mùa.

Viêm kết mạc mùa xuân thường khiến kết mạc phù đỏ và ngứa. Ngoài ra còn kèm các biểu hiện: chảy nước mắt, sợ ánh sáng và tiết dịch nhầy dai chắc. Bệnh có thể tiến triển nặng hơn với các tổn thương tại giác mạc, như: viêm giác mạc chấm nông, tróc biểu mô diện rộng và loét hình đĩa. Hậu quả sau cùng của viêm là hình thành các sẹo dưới biểu mô giác mạc, làm giảm thị lực, dẫn đến mù.

Việc tự ý sử dụng thuốc điều trị, không có chỉ định của thầy thuốc nhãn khoa trong thời gian dài có nguy cơ gây mù mắt. Ngoài ra, còn biểu hiện toàn thân, nhất là ở mặt các nốt mẩn đỏ do tiếp xúc dị nguyên.

Bệnh nhân viêm kết mạc dị ứng sẽ được chỉ định dùng thuốc chống dị ứng, thuốc chống viêm và thuốc dinh dưỡng bề mặt nhãn cầu. Thuốc chống dị ứng và thuốc dinh dưỡng phải dùng kéo dài. Riêng thuốc chống viêm, nếu tùy tiện sử dụng trong thời gian dài, không theo chỉ định của bác sĩ, dễ dẫn đến mù lòa.

Một thực tế đáng lo ngại là, do bệnh hay tái phát nên bệnh nhân thường tự mua thuốc chống viêm hoặc dùng theo đơn thuốc cũ nên có thể bị mù mắt trong khi còn rất trẻ. Ngoài ra, việc sử dụng V-Rohto thường xuyên để làm giảm triệu chứng của bệnh do có thuốc co mạch cũng cần được cảnh báo về nguy cơ mù lòa.

Điều quan trọng trong phòng và chữa bệnh viêm kết mạc là phát hiện người bệnh dị ứng với loại dị ứng nguyên nào. Nếu đã phát hiện ra, cần ngừng tiếp xúc hoặc tránh tiếp xúc tối đa với dị ứng nguyên đó bằng cách đeo kính mắt, khẩu trang… Hạn chế cắm hoa trong nhà khi dị ứng với phấn hoa và bụi; không nên nuôi chó, mèo khi dị ứng với lông thú vật… Người bệnh không nên dụi mắt khi ngứa, đặc biệt luôn phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ nhãn khoa.

  • BÁC SĨ NGUYỄN VĂN THÀNH

(Bệnh viện Mắt)

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Không nên chủ quan với bệnh Gout  (26/12/2012)
Tàu cá mất liên lạc nhiều giờ liền đang trên đường vào bờ  (26/12/2012)
Tàu cá mất liên lạc nhiều giờ liền đang trên đường vào bờ  (26/12/2012)
Tăng tỉ lệ hộ hội viên khá, giàu, giảm tỉ lệ hộ hội viên nghèo  (26/12/2012)
“Mềm hóa” cách tuyên truyền pháp luật  (26/12/2012)
Vân Canh: 132 thanh niên sẵn sàng lên đường nhập ngũ  (25/12/2012)
Nhiều tàu cá và ngư dân liên tiếp gặp nạn trên biển  (25/12/2012)
Củng cố Hội và phát triển kinh tế sinh vật cảnh  (24/12/2012)
Hơn 15 tỉ đồng ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo”   (24/12/2012)
Niềm vui ở những ngôi nhà nghĩa tình  (24/12/2012)
Tiếp sức… niềm tin  (24/12/2012)
Cứu nạn thành công một tàu cá Bình Định  (24/12/2012)
Một cách làm hiệu quả  (23/12/2012)
Tổng kết công tác bảo vệ an toàn căn cứ sân bay Phù Cát  (23/12/2012)
Vân Canh tổ chức giao lưu “Tiếng Việt của chúng em”  (23/12/2012)