Hiến máu và sức khỏe
20:30', 2/5/ 2012 (GMT+7)

Loài người từ xa xưa đã biết đến vai trò của máu như là “chất diệu kỳ” của cuộc sống. Ở nước ta, trước đây máu được lấy chủ yếu từ người cho máu chuyên nghiệp (hơn 90%), số còn lại là người nhà cho máu. Năm 1994, phong trào hiến máu tình nguyện được phát động và ngày càng phát triển. Số lượng máu thu gom và tỉ lệ người hiến máu tình nguyện ngày càng tăng cao, góp phần cứu chữa hàng trăm ngàn người bệnh.

Truyền máu là hoạt động không thể thiếu trong cấp cứu và điều trị khi nạn nhân mất máu nhiều (do tai nạn, do chiến tranh, các tai biến sản khoa, xuất huyết tiêu hóa…), hoặc do thiếu hụt các thành phần máu (như xuất huyết giảm tiểu cầu, bệnh Hemophillie, rối loạn đông máu do nhiễm độc, mất huyết tương do bỏng...). Nhờ đó, các phương pháp điều trị hiện đại như ghép tạng, điều trị ung thư, phẫu thuật tim mạch, điều trị các bệnh về máu… được mở rộng.

 

Học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng nghề Cơ điện, Xây dựng và Nông Lâm Trung bộ hiến máu tình nguyện. Ảnh: T.X.CHI

Để truyền máu được an toàn, nghĩa là không để xảy ra bất kỳ điều nguy hiểm nào cho người hiến máu, người bệnh nhận máu và người phục vụ hiến máu, cần thực hiện đúng các quy định an toàn về cho máu và truyền máu.

Đối với người hiến máu: Cần được tư vấn, khám lâm sàng, xét nghiệm tuyển chọn; chăm sóc và hướng dẫn đầy đủ, chu đáo trước, trong và sau khi hiến máu. Được thông báo kết quả xét nghiệm, tư vấn về bảo vệ sức khỏe và phòng chống các bệnh lây qua đường truyền máu để tiếp tục hiến máu nhắc lại.

Đối với người nhận máu: Được đảm bảo an toàn về số lượng máu, về chất lượng máu và thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các quy định, quy trình về truyền máu, hạn chế đến mức thấp nhất những nhầm lẫn trong truyền máu.

Đối với nhân viên làm công tác truyền máu: Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các quy trình kỹ thuật trong quá trình thu gom, bảo quản và truyền máu.

Ở người khỏe mạnh, các thành phần máu chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định, chúng luôn được thay đổi nhờ quá trình sinh máu và cơ chế điều hòa sinh máu. Một người khỏe mạnh nếu hiến lượng máu không quá 1/13 lượng máu trong cơ thể (không quá 9 ml/kg cân nặng) thì hoàn toàn không hại sức khỏe.

Tuy vậy cũng có một số trường hợp sau khi hiến máu có thể bị xỉu, mệt mỏi... do tâm lý hồi hộp, lo lắng và nó sẽ mất đi sau 15 phút đến vài giờ. Hoặc, người hiến máu không thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ khi tham gia hiến máu thì có thể có hại đến sức khỏe, như: hiến máu nhiều lần trong vòng 3 tháng, khi không khỏe…  

  • BS. HỒ VIỆT MỸ
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Đi vào nề nếp, kết quả khả quan  (02/05/2012)
Đạt chuẩn quốc gia mức độ I  (02/05/2012)
Gặp mặt, chúc mừng các chức sắc Phật giáo   (02/05/2012)
Tiếp xúc với MTTQ Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên  (02/05/2012)
Bình Định đã cố gắng phát huy nguồn lực tại chỗ, vượt qua khó khăn  (02/05/2012)
Chế tài chưa đủ mạnh  (02/05/2012)
Nỗ lực thu hút nguồn tài trợ  (01/05/2012)
Đã khắc phục xong hậu quả lốc xoáy  (01/05/2012)
Hơn 20 tỉ đồng hỗ trợ các hoạt động y tế  (01/05/2012)
Thành lập Nhóm tư vấn cộng đồng Dự án VLAP  (01/05/2012)
Hợp tác, liên kết phát triển về công nghiệp, thương mại, du lịch, văn hóa, thông tin  (01/05/2012)
Ông Phạm Quang Nghị thăm và làm việc tại Bình Định  (01/05/2012)
Xây tặng trường mầm non ở Phù Mỹ  (01/05/2012)
Triệu tập kỳ họp thứ ba Quốc hội khóa XIII  (01/05/2012)
Gặp mặt những người lính giải phóng Quy Nhơn  (29/04/2012)