Thực hiện Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em giai đoạn 2005-2012:
Nhiều chuyển biến tích cực
20:17', 18/1/ 2013 (GMT+7)

8 năm qua, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (BVCS&GDTE) đã được triển khai thực hiện có hiệu quả trên địa bàn tỉnh. Bà Nguyễn Thị Phượng, Trưởng phòng Bảo vệ - Chăm sóc trẻ em, Sở LÐ-TB&XH trao đổi với PV Báo Bình Ðịnh về vấn đề này.

Bà Phượng cho biết, từ khi Luật BVCS&GDTE ra đời, với sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh và sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các ngành, đoàn thể liên quan, công tác BVCS&GDTE ngày càng được chú trọng, tăng cường và mang lại nhiều hiệu quả thiết thực. Cuộc sống của trẻ em được cải thiện đáng kể trên nhiều lĩnh vực, các quyền cơ bản của trẻ em ngày càng được thực hiện đầy đủ hơn, trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội được nâng cao.

● Xin bà cho biết những hiệu quả cụ thể từ việc thực hiện Luật BVCS&GDTE trên địa bàn tỉnh ta?

 

Một tiết mục múa của trẻ khiếm thính được nuôi dưỡng tại Trung tâm BTXH Đồng Tâm.

- Về công tác bảo vệ trẻ em, chúng ta đã kết hợp nhiều biện pháp để bảo vệ trẻ nói chung, trẻ có hoàn cảnh đặc biệt nói riêng. Các ngành chức năng đã thường xuyên rà soát, nắm chắc trẻ có hoàn cảnh đặc biệt và nhóm có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt của từng địa phương. Công tác chủ động phòng ngừa, can thiệp đối với những trẻ này được đẩy mạnh. Các mô hình trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được xây dựng và nhân rộng.

Tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng từ 24,5% năm 2005 đến nay giảm còn khoảng 18%. Tỉ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi năm 2010 chỉ còn mức 25‰, tỉ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi còn 30‰

Trên lĩnh vực chăm sóc trẻ em, đáng chú ý, các chương trình tiêm chủng mở rộng, phòng chống sốt xuất huyết, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, phòng chống các rối loạn do thiếu iốt... đạt kết quả khả quan. Tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng từ 24,5% năm 2005 đến nay giảm còn khoảng 18%. Tỉ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi năm 2010 chỉ còn mức 25%o, tỉ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi còn 30%o.

Bên cạnh đó, về giáo dục trẻ em, công tác phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi được duy trì và nâng cao. Đến nay, toàn tỉnh đã có 100% xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học.

Trong giai đoạn 2005-2012, hằng năm, có trên 1.000 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được trợ cấp thường xuyên từ ngân sách Nhà nước, trong đó có nhiều em đang được nuôi dưỡng tập trung tại các trung tâm bảo trợ xã hội. Ngoài việc hưởng trợ cấp xã hội, các em còn được cấp thẻ BHYT; được miễn giảm học phí và đóng góp xây dựng trường, được cấp sách vở, đồ dùng học tập…

● Từ những kết quả đó, chúng ta đã rút ra được những bài học kinh nghiệm gì trong công tác BVCS&GDTE, thưa bà?           

- Đầu tiên, phải nói đến sự quan tâm sâu sát của lãnh đạo địa phương, đặt ra những chủ trương kịp thời, chính sách cụ thể, thiết thực, ưu tiên đầu tư nguồn lực cho các mục tiêu về trẻ em; có vậy thì công tác BVCS&GDTE mới đạt kết quả cao.

Hiện toàn tỉnh có 446 trẻ em sống trong gia đình có người mắc tệ nạn xã hội, khoảng 1.000 trẻ sống trong gia đình có người vi phạm pháp luật và đang trong thời gian thi hành án, có hơn 30.000 trẻ em sống trong hộ gia đình nghèo.

Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, giáo dục xã hội cũng có tầm quan trọng, góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, gia đình và cộng đồng trong việc BVCS&GDTE. Do đó, cần phải tăng cường đầu tư nhiều hơn cho lĩnh vực này trong thời gian tới.

Chúng tôi cũng cho rằng, sự phối kết hợp đồng bộ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh có vai trò quan trọng đến việc hoàn thành các mục tiêu về trẻ em. Đồng thời, phải có đội ngũ cán bộ làm công tác BVCS trẻ em có năng lực, có tâm huyết từ tỉnh đến cơ sở thì sự nghiệp BVCS&GD trẻ em mới phát triển bền vững. 

● Qua 8 năm thực hiện Luật BVCS&GDTE, theo bà cần phải sửa đổi, bổ sung gì để Luật gần gũi hơn với thực tế?

- Chúng tôi thấy cần phải bổ sung một chương riêng về bảo vệ trẻ em, nhằm tăng khả năng phòng ngừa, ngăn chặn các nguy cơ xâm hại, bạo lực trẻ em; bổ sung những quy định, chế tài cụ thể về các hành vi bị xâm hại, bạo lực đối với trẻ em, quy định rõ các thủ tục và quy trình phòng ngừa, trợ giúp và giải quyết các trường hợp bị xâm hại, bị bạo lực đối với trẻ em.

Đồng thời, phải định nghĩa rõ các hình thức gây tổn hại, xâm hại, bạo lực đối với trẻ em; làm rõ trách nhiệm xác định, thủ tục tách trẻ em ra khỏi cha mẹ, người giám hộ, chăm sóc thay thế trong trường hợp đối tượng này có nguy cơ thực hiện hành vi xâm hại, bạo lực đối với trẻ em.

Thêm nữa, phải bổ sung quy định cụ thể về hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, các cơ sở trợ giúp trẻ em; quy định cụ thể hơn về trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan trong hệ thống quản lý nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, cơ quan đoàn thể khi tham gia vào lĩnh vực BVCS&GDTE…

● Xin cảm ơn bà!

  • NGUYỄN VĂN TRANG (Thực hiện)
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Bình Định thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng, tổ chức thi đua đều khắp, sáng tạo  (18/01/2013)
Cần quan tâm đầu tư xây dựng   (18/01/2013)
Phấn đấu thành lập 2-3 Hội Người mù cấp huyện  (18/01/2013)
Dành trên 130 triệu đồng tặng quà cho trẻ em dịp Tết Quý Tỵ  (18/01/2013)
Trao hơn 1,2 tỉ đồng hỗ trợ ngư dân bám biển  (18/01/2013)
GV nước ngoài đến Việt Nam dạy Ngoại ngữ: Lương 6 triệu đồng/tháng  (18/01/2013)
Có “cò” trong xin hỗ trợ nhiên liệu tàu thuyền đánh bắt xa bờ  (18/01/2013)
40 năm Hiệp định Paris - tri ân bạn bè quốc tế  (18/01/2013)
An Nhơn: Lộn xộn, nhếch nhác ở chợ Bình Định  (17/01/2013)
Tiếp tục nâng cao nhận thức về công tác kiểm tra, giám sát  (17/01/2013)
Hỗ trợ đồng bào đón Tết  (17/01/2013)
NHÂN SỰ MỚI  (17/01/2013)
Hội nghị lần thứ 5 Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam  (17/01/2013)
Nhận thức rõ hơn về vai trò, vị trí quan trọng của văn hóa đối với đời sống  (16/01/2013)
Ung thư đại trực tràng  (16/01/2013)