Đợt tiêm chủng vắc-xin tháng 1.2013:
An toàn, đảm bảo quy trình tiêm
20:5', 30/1/ 2013 (GMT+7)

Sau khi xảy ra vụ việc 3 trẻ ở TP Quy Nhơn bị phản ứng nặng sau tiêm vắc-xin vào cuối tháng 12.2012, đợt tiêm tháng 1.2013 (diễn ra từ ngày 25-29.1) được ngành Y tế đặc biệt quan tâm. Theo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, đến trưa 30.1, công tác tiêm phòng đã diễn ra an toàn, chưa ghi nhận trường hợp nào bất thường.

“Các điểm tiêm chủng đều được tăng cường cán bộ y tế tuyến trên để giám sát, hỗ trợ về chuyên môn, từ đó quy trình tiêm được tiến hành chặt chẽ. Công tác chuẩn bị cơ sở vật chất, vận chuyển vắc-xin cũng đặc biệt chú trọng”, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Bùi Ngọc Lân cho biết.

 

Tiêm vắc-xin cho trẻ ở Trạm Y tế phường Lê Hồng Phong vào sáng 25.1.

Tại huyện Hoài Nhơn, trong 2 ngày 27 và 28.1, có khoảng 1.500 trẻ em và phụ nữ mang thai được tiêm chủng. Số lượng đối tượng lớn, trong khi điều kiện cơ sở vật chất chưa đầy đủ, nên công tác tiêm chủng gặp nhiều khó khăn. Thực tế đó đòi hỏi ngành y tế địa phương phải thực hiện nhiều giải pháp tích cực. Đội trưởng Đội Y tế dự phòng huyện Hoài Nhơn Nguyễn Tự Trọng thông tin: “Tất cả cán bộ chuyên môn của Đội đều được điều động về hỗ trợ cho tuyến xã. Chúng tôi cũng phối hợp với đài truyền thanh các xã, thị trấn tăng cường tuyên truyền về quy định theo dõi trẻ, những rủi ro có thể xảy ra trong tiêm chủng và cách xử trí. Lịch tiêm cũng được thông báo cụ thể để hạn chế tình trạng tập trung quá nhiều đối tượng vào cùng một thời điểm”.

Đặc biệt, công tác khám sàng lọc trước khi tiêm được thực hiện nghiêm ngặt. Ông Trần Đình Hiệu, Trưởng trạm Y tế phường Lê Hồng Phong, TP Quy Nhơn, khẳng định: “Tất cả trẻ đều được khám sàng lọc kỹ lưỡng, trẻ nào chưa khám thì nhất quyết không được tiêm. Các trẻ tiêm mũi đầu tiên càng được lưu ý, với những trẻ có biểu hiện sốt tại thời điểm khám thì đều dừng tiêm”. 

Nhờ được tuyên truyền tốt, nên ý thức chấp hành quy định về thời gian theo dõi trẻ sau tiêm của người dân được cải thiện đáng kể. Sáng 25.1, tại Trạm Y tế phường Lê Hồng Phong, tất cả người nhà đều chấp hành quy định giữ trẻ lại 30 phút để theo dõi sau tiêm. Bà Nguyễn Thị Hồng Phiến, ở đường Nguyễn Thái Học, đưa cháu ngoại đi tiêm mũi “5 trong 1”, cho hay: “Sau khi tiêm, tôi cho cháu ở lại trạm 30 phút để được theo dõi. Các nhân viên y tế còn tư vấn kỹ việc theo dõi bé khi đã về nhà”.

Trước những vụ phản ứng của trẻ sau tiêm chủng xảy ra thời gian qua, nỗi lo lắng của người dân là có thật và không dễ xóa chỉ trong ngày một ngày hai. Vì thế, thời gian tới, ngành Y tế vẫn phải nỗ lực rất nhiều, để người dân thật sự yên tâm khi đưa trẻ đi tiêm chủng.                          

  • MAI LÂM 
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Thực phẩm Tết, đến hẹn lại lo!  (30/01/2013)
Sẽ mở cơ sở may và dệt chiếu cói bằng máy  (30/01/2013)
Trao Nhà nhân ái cho 3 ngư dân trẻ có hoàn cảnh khó khăn  (30/01/2013)
361 đảng viên được tặng Huy hiệu Đảng đợt 3.2   (30/01/2013)
Ấm áp những suất cơm nghĩa tình  (29/01/2013)
Xuất khẩu lao động - một hướng thoát nghèo ở An Lão  (29/01/2013)
Nỗi lo biển “ngoạm” làng  (29/01/2013)
Trao tặng Huân chương cho các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh  (29/01/2013)
Bộ Tư lệnh Binh đoàn 15 thăm, chúc Tết tỉnh Bình Định  (29/01/2013)
Hỗ trợ người nghèo đón Tết  (29/01/2013)
Gặp mặt, chúc tết các tổ chức tôn giáo, các tầng lớp nhân dân  (29/01/2013)
Chi 600 triệu đồng bắn pháo hoa đêm giao thừa  (29/01/2013)
Tặng quà Tết cho người nghèo, trẻ mồ côi  (28/01/2013)
Thắt chặt quản lý sinh viên ngoại trú  (29/01/2013)
Bùng phát dịch sốt xuất huyết ở huyện Tuy Phước  (28/01/2013)