Thứ sáu, ngày 4/4/2025

Bình Định Online cập nhật nhiều lần trong ngày !
| Liên kết | Tìm kiếm

- Lễ hội kỷ niệm 48 năm ngày chiến thắng Đèo Nhông – Dương Liễu

- Lễ hội kỷ niệm 224 năm Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa

- Hân hoan đón chào năm mới

- Thành công tốt đẹp

- Ấn tượng “Lễ hội đường phố”

- Đắm mình trong không gian võ

- Khai mạc Liên hoan Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam lần IV

- Lãnh đạo UBND tỉnh thăm các cơ quan báo chí

Ø Các làn điệu dân ca và bài chòi: Tiếng hát Kim Cúc

Ø Làn điệu dân ca

Ø Album mới, ca khúc mới

- Ở lại với dòng sông

- Tiến sĩ Bình Định hiện đại

- Bình Định -
Một vùng đất võ

- Mịch Quang

Kịch bản - Hồi ký

- Bão táp cung đình

- Sông Côn mùa lũ

- Tàu thống nhất

- Máy bay

- Xe Buýt

- Lịch xe khách

- Khách sạn - Nhà hàng

- Thông tin tuyển dụng

- Điện - Nước

- Dự báo thời tiết

- Chương trình Truyền hình

- Kết quả xổ số kiến thiết

- Quảng cáo

Du lịch Việt Nam trong năm 2013: Hướng đến thị trường mới

Trong hai tháng đầu năm 2013, lượng khách quốc tế tại nhiều thị trường vốn được xem là thế mạnh của du lịch nước ta bất ngờ giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2012.

3 đứa trẻ nghèo, mồ côi mẹ

Anh Trương Thành Đáo (34 tuổi) có vợ là Trần Thị Hồng (36 tuổi), ở thôn Thanh Danh, xã Nhơn Phong, thị xã An Nhơn. Gia đình làm nông, chỉ có 2 sào ruộng canh tác nên thu nhập rất thấp.

 
Cho vay vốn tín dụng ưu đãi ở Quy Nhơn:
Hàng ngàn hộ dân đã thoát nghèo
21:48', 27/2/ 2013 (GMT+7)

Từ nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (CNNHCSXH) tỉnh, 10 năm qua, nhiều người lao động và hộ nghèo trên địa bàn TP Quy Nhơn đã có vốn để đầu tư sản xuất, xuất khẩu lao động, góp phần cải thiện đời sống và thoát nghèo.

Trong giai đoạn 2003-2012, gần 13.000 lượt hộ nghèo và cận nghèo ở TP Quy Nhơn đã vay vốn tín dụng từ nguồn vốn xóa đói giảm nghèo ở CNNHCSXH tỉnh, với tổng dư nợ đến cuối năm 2012 là 116,5 tỉ đồng (mức dư nợ bình quân 16,97 triệu đồng/hộ). Ngoài ra, còn có 49 lao động xuất khẩu được vay 791 triệu đồng; gần 1.200 hộ ở vùng khó khăn được vay 39,4 tỉ đồng để sản xuất kinh doanh; trên 16.000 học sinh, sinh viên được vay 89,53 tỉ đồng.

 

Với nguồn vốn giải quyết việc làm, anh Lê Trọng Thanh đã có riêng một cơ ngơi ổn định.

Nỗ lực thoát nghèo

Năm 2004, chồng đột ngột qua đời do tai biến, bà Nguyễn Thị Ánh Hồng, ở khu vực 4, phường Nhơn Phú, trở thành trụ cột của gia đình. Gánh nặng đè lên vai bà, khi phải chăm sóc mẹ già bị mù và 3 con nhỏ. Chịu khó chịu khổ, nhưng cuộc sống gia đình vẫn luôn trong cảnh thiếu trước hụt sau.

Nhờ vào nguồn vốn vay 30 triệu đồng từ CNNHCSXH tỉnh, gia đình bà Hồng đã bước đầu vượt qua khó khăn. Tận dụng diện tích vườn nhà, bà tăng gia sản xuất bằng chăn nuôi, trồng trọt. Vườn nhà bà Hồng lúc nào cũng có khoảng 50 con vịt, 50 con gà và 10 con heo. Dù vẫn là hộ nghèo, song nhờ đó bà Hồng cũng có “đồng ra, đồng vào” để chăm lo tốt hơn cho các con.

Con gái lớn của bà Hồng đã tốt nghiệp THPT, vừa đi làm vừa học trung cấp. Hai đứa nhỏ hiện đang học trường CĐ Bình Định và ĐH Quy Nhơn nhờ vào nguồn vốn vay ưu đãi dành cho sinh viên. Ở tuổi 65, người phụ nữ này vẫn đạp xe ròng rã mỗi chiều khắp thành phố để lấy nước cơm về nấu cháo cho heo. Sức đã yếu, nhưng ước mơ về một cuộc sống ấm no, tương lai xán lạn hơn cho những đứa con vẫn luôn thôi thúc bà làm việc không ngơi nghỉ.

Còn ông Lương Đăng Kỳ, ở khu vực 5, phường Lê Hồng Phong, cũng quyết tâm vượt qua khó khăn để con được đến trường. Năm 2004, từ số vốn được vay, vợ chồng ông đầu tư nuôi heo và mua bán nhỏ. Khéo dành dụm, tích lũy, đến nay, ông Kỳ đã trả vốn, lãi đúng hạn. Nhưng với gia đình ông, món quà lớn nhất sau những tháng ngày nhọc nhằn là hai con đều đã tốt nghiệp đại học và có việc làm ổn định. Riêng người con đầu đã trở thành giảng viên của Trường ĐH Quy Nhơn.

Năm 1995, anh Lê Trọng Thanh xuất ngũ, trở về nhà ở khu vực 2, phường Ngô Mây, bắt đầu làm thuê cho các tiệm giày trong thành phố. Sau thời gian chắt chiu, cộng với số vốn mượn được từ người thân và bạn bè, anh mạnh dạn mở tiệm giày vào cuối năm 2003. Sang năm 2004, anh chủ động vay vốn giải quyết việc làm (20 triệu đồng) để đầu tư sản xuất. Năm 2008, anh Thanh lại tiếp tục vay thêm đợt nữa để mở rộng sản xuất, dời tiệm từ nhà ở đường Trần Thị Kỷ sang đường Nguyễn Thái Học để tiện kinh doanh. Đến nay, anh đã trả hết vốn và lãi vay, đồng thời thu lời khoảng 50 triệu đồng/năm. Anh Thanh chia sẻ: “Với tôi, những đồng vốn vay được trong năm đầu lập nghiệp hết sức quý giá!”.

 
Bà Nguyễn Thị Ánh Hồng bên đàn heo gầy dựng từ nguồn vốn vay hộ nghèo.

Phát huy hiệu quả

Nhiều năm qua, việc thực hiện chính sách tín dụng luôn có sự phối hợp, liên kết giữa 3 “nhà”: CNNHCSXH, các tổ chức chính trị xã hội làm dịch vụ ủy thác (Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên…) và tổ Tiết kiệm và Vay vốn (TKVV) do các hộ nghèo, chính sách tự nguyện thành lập. Việc áp dụng phương thức cho vay ủy thác từng phần qua các hội đoàn thể và tổ TKVV đã có hiệu quả nhất định. Qua đó, việc tuyên truyền các chính sách tín dụng ưu đãi đến nhân dân, người nghèo, hộ chính sách nhanh chóng, sâu rộng hơn. Việc bình xét đối tượng vay vốn đảm bảo yếu tố công bằng.

Tại Hội nghị Tổng kết công tác giải quyết việc làm, giảm nghèo, tín dụng học sinh, sinh viên và cho vay xuất khẩu lao động 10 năm của TP Quy Nhơn, ông Trần Văn Hoan, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh phường Ngô Mây, cho biết: “10 năm qua, Hội đã vận động thành lập 8 tổ TKVV, với sự tham gia của 245 thành viên và 480 lượt vay, giúp con em cựu chiến binh, cựu quân nhân và người nghèo trên địa bàn có việc làm ổn định, cải thiện đời sống. Đội ngũ cán bộ Hội với vai trò là tổ trưởng tổ TKVV đã tích cực kiểm tra, giải quyết những vướng mắc của hộ vay, nhắc nhở trả lãi, gốc đúng thời gian” .

Bà Nguyễn Thị Chút, Tổ trưởng tổ TKVV khu vực 4, phường Nhơn Phú, cũng cho biết: “Công tác bình xét hộ tham gia vào tổ luôn diễn ra công khai, dân chủ. Các thành viên mang theo tiền lãi, tiền tiết kiệm để nộp cho tổ trưởng vào ngày 15 hằng tháng; đồng thời trao đổi về kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất sản phẩm truyền thống như bánh hỏi, bánh ướt, bún…”.

Điều đáng mừng là hoạt động của NHCSXH đã gần và sát hơn với người dân, khi giao dịch giữa ngân hàng và hộ vay vốn đều được thực hiện tại UBND xã, phường. TP Quy Nhơn hiện có 21/21 điểm giao dịch tại các xã, phường trên địa bàn, góp phần giảm chi phí, thời gian đi lại. 

  • NGUYỄN MUỘI
Gửi tin nay qua Email In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Công điện khẩn về phòng cháy, chữa cháy rừng  (27/02/2013)
Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu: Phục vụ dân tốt nhất – đó mới là nền hành chính hiện đại  (27/02/2013)
Đến tận giường bệnh làm CMND cho công dân  (26/02/2013)
Chuyện những thầy thuốc trên bục giảng  (27/02/2013)
Thực hiện tốt công tác phòng ngừa để hạn chế thấp nhất những sai phạm  (26/02/2013)
Xây dựng hệ thống y tế theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển  (26/02/2013)
Gắn biển Công trình tiêu biểu cho Bệnh viện CH & PHCN Quy Nhơn  (26/02/2013)
Tàu cá cùng 12 ngư dân gặp nạn trên biển  (26/02/2013)
Gặp mặt và trao quyết định cho thí sinh được tuyển dụng công chức không qua thi tuyển   (26/02/2013)
Tổ chức Lễ giao - nhận công dân phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân  (26/02/2013)
Góp ý Dự thảo sửa đổi Hiếp pháp năm 1992 và dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)  (26/02/2013)
Rộn ràng ngày hội tòng quân  (26/02/2013)
Đầm ấm nghĩa tình  (25/02/2013)
Sáng 26.2, 1.450 thanh niên lên đường nhập ngũ đợt 1  (26/02/2013)
Nhiều điểm thí sinh cần lưu ý  (25/02/2013)
 
Theo dòng thời sự

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Chính phủ Việt Nam ngày 7.3 đã ký 2 hiệp định vay vốn với tổng trị giá 111,88 triệu USD nhằm hỗ trợ Việt Nam phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng phát thải khí các-bon thấp và tăng cường năng lực của Chính phủ để khởi động, chuẩn bị và triển khai tốt hơn các dự án do ADB tài trợ.

Một trận động đất 3,6 độ richter gây rung chuyển toàn vùng núi tại khu vực huyện Bắc Trà My, Quảng Nam vào lúc 15 giờ 39 ngày 7.3. Trận động đất này đã phát ra tiếng nổ và kéo dài khoảng 3 giây. Theo đánh giá của Viện Vật lý địa cầu, động đất gây nên rung động cấp IV (theo thang MSK-64) ở khu vực chấn tâm động đất. Đây là trận động đất thứ 7 trong vòng 4 ngày qua tại khu vực này.

Văn hóa lễ hội

Từ bao đời nay, lễ hội luôn giữ vai trò như sợi dây gắn kết cộng đồng, tạo dựng không gian văn hóa vừa trang trọng, linh thiêng vừa tưng bừng, náo nức mỗi dịp đầu năm. Lễ hội cũng là dịp để mỗi người trở về với cội nguồn dân tộc, tưởng nhớ công ơn người đi trước, cầu mong những điều tốt lành.

Báo Bình Định xuất bản: Thứ hai, ba, tư, năm, sáu, bảy, chủ nhật và Bình Định điện tử
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định

(Giấy phép xuất bản số 500/GP-BVHTT của Bộ Văn hóa - Thông tin cấp ngày 15.11.2002)
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn - Điện Thoại: 056.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail: tsbbd@dng.vnn.vn - http://www.baobinhdinh.com.vn