1. Xây dựng cơ sở vật chất trường học
Tên dự án: Xây dựng cơ sở vật chất trường học.
Khoản vay hay hỗ trợ kỹ thuật: Chính phủ vay đầu tư cho tỉnh.
Địa bàn dự án: Tỉnh Bình Định.
Ngành/ tiểu ngành: Giáo dục, phát triển nguồn nhân lực.
Mục tiêu và sự cần thiết đầu tư dự án:
Mục tiêu dài hạn: Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học của ngành Giáo dục - Đào tạo tại địa phương theo hướng phát triển trường lớp đến năm 2010 đảm bảo đủ trường, đủ phòng học để duy trì kết quả phổ cập tiểu học, phổ cập THCS và hoàn thành phổ cập THPT; Đầu tư nâng cấp các trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp để thu hút học sinh học kỹ thuật ứng dụng và học nghề phổ thông. Đồng thời tổ chức dạy nghề cho thanh niên nhằm phổ cập nghề cho nhân dân lao động, tưng bước thực hiện tầng hóa trường học và hiện đại hóa thiết bị dạy học theo tiêu chí trường chuẩn Quốc gia.
Mục tiêu ngắn hạn: Giải quyết kịp thời những khó khăn, bức xúc về cơ sở vật chất trường học của ngành Giáo dục-Đào tạo để khắc phục tình trạng thiếu phòng học, phòng học bị xuống cấp, phòng học không đúng qui chuẩn, nâng cấp trường học ở những vùng khó khăn.
Qui mô dự án:
- Đầu tư xây dựng trường học gồm:
+ Xây dựng mới phòng học: 940 phòng.
+ Xây dựng mới nhà hiệu bộ: 11 nhà.
- Đầu tư trang thiết bị đồ gỗ: bàn ghế học sinh, giáo viên; bàn ghế văn phòng.
- Đầu tư trang thiết bị dạy học, hướng nghiệp, dạy nghề
Kinh phí dự kiến: Dự kiến 10 triệu USD.
Nguồn tài chính: nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA.
Tình hình tài chính của dự án: Nguồn tài chính đầu tư hạn chế.
Thời gian thực hiện: 2005-2010.
Cơ quan điều hành: UBND tỉnh Bình Định.
Cơ quan thực hiện: Sở Giáo dục - Đào tạo Bình Định, 8 - Trần Phú, TP Quy Nhơn; Điện thoại: 056.825502 - 822128.
2. Nâng cấp mở rộng các bệnh viện đa khoa
Tên dự án: Đầu tư nâng cấp mở rộng các bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định.
Khoản vay hay hỗ trợ kỹ thuật: Viện trợ không hoàn lại hoặc Chính phủ vay đầu tư cho tỉnh.
Địa bàn dự án: Tỉnh Bình Định.
Ngành/ tiểu ngành: Chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Mục tiêu và sự cần thiết của dự án: Khi được đầu tư nâng cấp, các bệnh viện sẽ thực hiện được nhiều chức năng cũng như mở rộng thêm các loại hình dịch vụ, nâng cao chất lượng điều trị và phòng bệnh tại cơ sở. Điều này sẽ giúp làm giảm số lượng bệnh nhân phải chuyển tuyến lên bệnh viện đa khoa tỉnh, hạn chế tình trạng quá tải của bệnh viện tuyến trên, giải quyết kịp thời việc khám chữa bệnh cho nhân dân vùng dự án.
Phạm vi dự án:
- Nâng cấp mở rộng bệnh viện đa khoa Phù Mỹ (Huyện Phù Mỹ) với qui mô bệnh viện 150 giường;
- Đầu tư trang thiết bị cho bệnh viện đa khoa tỉnh, bệnh viện đa khoa khu vực Bồng Sơn, Quy Nhơn, An nhơn, Tuy Phước, Vĩnh Thạnh, Phù Cát…
Kinh phí dự kiến: Dự kiến 16 triệu USD.
Nguồn tài chính: nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA.
Tình hình tài chính của dự án: Nguồn tài chính đầu tư hạn chế.
Thời gian thực hiện: 2005-2010.
Cơ quan điều hành: UBND tỉnh Bình Định.
Cơ quan thực hiện: Sở Y tế tỉnh Bình Định, TP Quy Nhơn; Điện thoại: 056.822549 - 829120.
3. Xây dựng hệ thống xử lý nước thải Khu đô thị Nhơn Hội
Tên dự án: Xây dựng hệ thống xử lý nước thải Khu đô thị Nhơn Hội.
Khoản vay hay hỗ trợ kỹ thuật: Chính phủ vay đầu tư cho tỉnh.
Địa bàn dự án: TP Quy Nhơn - tỉnh Bình Định
Ngành/ tiểu ngành: Phát triển cơ sở hạ tầng.
Mục tiêu và sự cần thiết của dự án:
Nhơn Hội là bán đảo nằm phía đông bắc TP Quy Nhơn, có diện tích khoảng 12.000ha, phía Đông và phía Nam quay ra biển, có dãy núi Phương Mai ngăn gió bão, phía Tây là đầm Thị Nại rộng 5.060 ha, phía Bắc - Tây Bắc là vùng đất duy nhất nối liền bán đảo với nội địa. Theo qui hoạch chung TP Quy Nhơn, thì Nhơn Hội là khu kinh tế tổng hợp bao gồm khu phi thuế quan và khu thuế quan, khu dân cư, khu công nghiệp, cảng nước sâu và khu du lịch. Đô thị mới Nhơn Hội đến năm 2010 sẽ có dân số khoảng 30.000 người, đến 2020 dân số khoảng 50.000 người.
Việc xây dựng cơ sở hạ tầng nói chung và hệ thống xử lý nước thải nói riêng là một trong những dự án ưu tiên đầu tư của khu kinh tế Nhơn Hội.
Qui mô dự án:
1- Xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt đô thị, bao gồm hệ thống cống thu nước thải và trạm làm sạch nước thải. Tiêu chuẩn xử lý nước thải sinh hoạt: xử lý đạt cấp độ B của TCVN 5942-1995.
2- Hệ thống nước thải công nghiệp: Phục vụ Khu công nghiệp Nhơn Hội, kho, cảng với 1 trạm làm sạch nước thải công suất 20.000m3/ngày-đêm (diện tích khoảng 4ha). Tiêu chuẩn xử lý nước thải công nghiệp: xử lý đạt cấp độ A của TCVN 5945-1995.
Kinh phí dự kiến: 20 triệu USD.
Nguồn tài chính: Nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA.
Tình hình tài chính của dự án: Nguồn tài chính đầu tư hạn chế.
Thời gian thực hiện: 2006 - 2010.
Cơ quan điều hành: UBND tỉnh Bình Định.
Cơ quan thực hiện: Ban chuẩn bị dự án KKT Nhơn Hội, 1 Trần Phú, TP Quy Nhơn; Điện thoại: 056.820957.
4. Tiểu dự án thủy lợi lưu vực sông La Tinh
Tên dự án: Tiểu dự án thủy lợi lưu vực sông La Tinh.
Khoản vay hay hỗ trợ kỹ thuật: Chính phủ vay đầu tư cho tỉnh.
Địa bàn dự án: các huyện Phù Mỹ, Phù Cát - tỉnh Bình Định.
Ngành/ Tiểu ngành: Phát triển thủy lợi.
Sự cần thiết của dự án: Đầu tư Tiểu dự án thủy lợi lưu vực sông La Tinh bao gồm hoàn chỉnh hệ thống kênh tưới tiêu và nâng cấp đê bao hạ lưu sông La Tinh nhằm bảo đảm tăng diện tích tưới và cấp nước đủ 2 - 3 vụ/ năm, cấp nước một phần cho nuôi trồng thủy sản, góp phần tăng sản lượng nông nghiệp, thủy hải sản trong vùng dự án, bảo đảm bền vững môi trường, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, ổn định đời sống, giải quyết tình trạng đói nghèo, phù hợp với chủ trương của tỉnh Bình Định về chiến lược phát triển nông thôn giai đoạn đến năm 2015.
Mục tiêu của dự án:
- Hoàn chỉnh hệ thống kênh mương hồ chứa nước Hội Sơn theo hướng kiên cố, xây dựng mới và sửa chữa nâng cấp 80Km kênh chính, kênh cấp 1 và cấp 2; xây dựng mới và sửa chữa 520 công trình trên kênh; hoàn thiện kênh mương nội đồng tưới đến mặt ruộng,đảm bảo năng lực tưới 3.111ha đất nông nghiệp và cấp nước 300 ha nuôi tôm, bao gồm: Kiên cố kênh Hội Sơn, Kênh đập Cây Gai, Kênh đập Cây Ké.
- Nâng cấp 27 Km đê bao hạ lưu sông La Tinh để bảo vệ 1427ha đất sản xuất nông nghiệp, hơn 30.000 người dân thuộc các xã Mỹ Chánh, Mỹ Cát, Cát Minh trong vùng lũ và các công trình hạ tầng cơ sở.
Kinh phí dự kiến: 12,3 triệu USD.
Nguồn tài chính: Vốn vay từ Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).
Tình hình tài chính của dự án: Chưa có nguồn tài chính đầu tư.
Thời gian thực hiện: 2005 - 2009.
Cơ quan điều hành: UBND tỉnh Bình Định.
Cơ quan thực hiện: Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định. Địa chỉ liên lạc: 77 Lê Hồng Phong, TP Quy Nhơn. Điện thoại: 056.825647.
5. Chỉnh trị cửa An Dũ - sông Lại Giang
Tên dự án: Chỉnh trị cửa An Dũ - Sông Lại Giang.
Khoản vay hay hỗ trợ kỹ thuật: Chính phủ vay đầu tư cho tỉnh.
Địa bàn dự án: Huyện Hoài Nhơn- tỉnh Bình Định.
Ngành/ Tiểu ngành: Phát triển cơ sở hạ tầng thủy lợi.
Mục tiêu: Bảo vệ bờ sông chống xói lở, giữ ổn định khu vực cửa sông mới. Phòng chống lũ, tiêu thoát lũ tốt cho lưu vực sông Lại Giang, chống ngập úng kéo dài cho các khu dân cư, kinh tế thuộc ba huyện Hoài Nhơn, Hoài Ân, An Lão trong lưu vực sông Lại Giang. Đảm bảo tính mạng và tài sản của nhân dân trong vùng.
Qui mô dự án:
- Cửa sông: Lòng sông mùa lũ có bề rộng cửa 500m, lòng sông mùa kiệt có bề rộng đáy 70m.
- Nạo vét lạch: Nạo vét luồng lạch mới đáy rộng 70m, dài 1.140m, cao trình đáy nạo vét luồng -5,0m, hệ số mái lạch m=10.
- Đập chắn sóng, chắn cát: Gồm hai đập ngăn cát giảm sóng có gốc đập cắm vào doi cát cửa sông. Khoảng cách giữa hai gốc đập là 500m; Chiều dài đập K1 là 374m;Chiều dài đập K2 là 260m; Kết cấu lõi đá hỗn hợp bên ngoài bọc bằng cấu kiện tetrapod.
- Kè bờ biển bảo vệ gốc đập chắn sóng chắn cát bố trí hai bên gốc đập, kết cấu khối BTCT đúc sẵn.
- Kè bảo vệ cửa sông: Kè mái nghiêng kết cấu khối BTCT đúc sẵn.
Kinh phí dự kiến: 8,4 triệu USD.
Nguồn tài chính: Vốn vay từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).
Tình hình tài chính của dự án: Chưa có nguồn tài chính đầu tư.
Thời gian thực hiện: 2006-2010.
Cơ quan điều hành: UBND tỉnh Bình Định.
Cơ quan thực hiện:
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Định. Địa chỉ liên lạc: 77 Lê Hồng Phong, TP Quy Nhơn. Điện thoại: 056.825647.
6. Chống xói lở bờ sông Kôn
Tên dự án: Chống xói lở bờ sông Kôn.
Khoản vay hay hỗ trợ kỹ thuật: Chính phủ vay đầu tư cho tỉnh.
Địa bàn dự án: Huyện Tây Sơn,Tuy Phước, An Nhơn -Tỉnh Bình Định.
Ngành/tiểu ngành: Phát triển kết cấu hạ tầng.
Sự cần thiết dự án:
- Ngăn chặn diễn biến xói lở, bảo vệ trực tiếp cho 53.600 nhân khẩu thuộc các xã Tây Giang, Tây Bình huyện Tây Sơn, Nhơn Mỹ, Nhơn Phúc, Nhơn Hậu huyện An Nhơn, xã Phước Hưng huyện Tuy Phước. Hạn chế dòng chảy ép sát bờ gây hiện tượng xói lở, nước bùn cát tràn vào đồng ruộng ảnh hưởng nghiêm trọng đến mùa màng và đời sống nhân dân.
- Giữ ổn định cửa sông, lòng dẫn và bờ bãi.
Mục tiêu và phạm vi dự án:
Xây dựng các bờ kè, đoạn đê sau:
- Đoạn thôn Hòa Phong xã Nhơn Mỹ, huyện An Nhơn, dài 1340 m.
- Đoạn thôn Thắng Công, xã Nhơn Phúc, huyện An Nhơn, dài 1985 m.
- Đoạn thôn Thiết Trụ xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn, dài 3310 m.
- Đoạn Tây Bình, xã Tây Bình, huyện Tây Sơn, dài 1800 m.
- Đoạn thôn Thượng Giang, xã Tây Giang, huyện Tây Sơn, dài 2100 m.
- Đoạn thôn Gò Chàm, xã Phước Hưng, huyện Tuy Phước, dài 4150 m.
Kinh phí dự kiến: 4 triệu USD.
Nguồn tài chính: Nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA.
Tình hình tài chính của dự án: Chưa có nguồn tài chính đầu tư.
Thời gian thực hiện: 2005-2008.
Cơ quan điều hành: UBND tỉnh Bình Định.
Cơ quan thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Định. Địa chỉ liên lạc: 77 Lê Hồng Phong, TP Quy Nhơn. Điện thoại: 056.825647.
7. Hồ chứa nước Cẩn Hậu
Tên dự án: Hồ chứa nước Cẩn Hậu.
Khoản vay hay hỗ trợ kỹ thuật: Chính phủ vay đầu tư cho tỉnh.
Địa bàn dự án: huyện Hoài Nhơn - tỉnh Bình Định.
Ngành/ Tiểu ngành: Phát triển thủy lợi.
Sự cần thiết của dự án: Diện tích đất nông nghiệp của vùng dự án khoảng hơn 1000ha nhưng các công trình thủy lợi hiện có chỉ đảm bảo khoảng 40% diện tích đất được tưới, chủ yếu là một vụ và hai vụ. Nước thiếu ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, nhu cầu nước sinh hoạt của nhân dân cũng như vệ sinh môi trường của khu vực trong mùa khô hạn. Đầu tư xây dựng Hồ chứa nước Cẩn Hậu thực sự là nguyện vọng thiết tha của nhân dân vùng dự án trong nhiều năm qua.
Mục tiêu của dự án: Trữ nước để tưới cho 500 ha đất canh tác của các xã Hoài Sơn và Hoài Châu Bắc; cấp nước cho 50ha nuôi tôm xã Tam Quan Bắc; Bổ sung nước sinh hoạt cho khoảng 20.000 nhân khẩu trong khu hưởng lợi; Hạn chế lũ và ngập lụt.
Qui mô dự án:
- Đập đất: hình thức là đập đồng chất kết hợp tường chắn sóng. Chiều dài đỉnh đập 3500m, chiều cao đập lớn nhất 27,4m, dung tích chứa 3,58 triệu m3.
- Tràn xả lũ: Tràn tự do, kiểu tràn dọc. Lưu lượng xả qua tràn 256,35m3/s.
- Cống lấy nước: cống tròn có áp, van đóng mở hạ lưu. Đường kính cống 600mm.
- Hệ thống kênh: Mặt cắt chữ nhật và hình thang, kết cấu bêtông và bêtông cốt thép, tổng chiều dài 30Km.
Kinh phí dự kiến: 3 triệu USD.
Nguồn tài chính: Vốn vay từ Ngân hàng Phát triển châu á (ADB).
Tình hình tài chính của dự án: Chưa có nguồn tài chính đầu tư.
Thời gian thực hiện: 2005-2008.
Cơ quan điều hành: UBND tỉnh Bình Định.
Cơ quan thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Định. Địa chỉ liên lạc: 77 Lê Hồng Phong, TP Quy Nhơn. Điện thoại: 056.825647.
8. Hệ thống kênh tưới Thượng Sơn
Tên dự án: Hệ thống kênh tưới Thượng Sơn.
Khoản vay hay hỗ trợ kỹ thuật: Chính phủ vay đầu tư cho tỉnh.
Địa bàn dự án: Huyện Tây Sơn - tỉnh Bình Định.
Ngành/Tiểu ngành: Phát triển thủy lợi.
Sự cần thiết của dự án: Tiểu vùng Nam sông Kôn là vùng sản xuất lúa và vùng nguyên liệu mía cho nhà máy đường Bình Định. Toàn vùng chưa có công trình thủy lợi lớn đáp ứng được tưới chủ động cho toàn bộ khu tưới.
Xây dựng hệ thống kênh tưới Thượng Sơn đáp ứng nhu cầu nước tưới cho khu vực bằng tự chảy, tạo khả năng phát triển bền vững, phát huy tổng hợp nguồn nước cho nông nghiệp và vùng nguyên liệu mía, góp phần tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo cho nhân dân khu vực.
Mục tiêu của dự án: Đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi tăng diện tích gieo trồng, nâng cao năng suất cây trồng, đảm bảo nhiệm vụ tưới tự chảy ổn định cho 3.500ha đất canh tác thuộc các xã Tây Thuận, Tây Giang, Bình Tường, Tây Phú, Tây Xuân và Bình Nghi thuộc huyện Tây Sơn.
Qui mô dự án:
- Công trình đầu mối:Xây dựng đập dâng trên suối Cả, đập dâng có kết cấu bằng bê tông cốt thép, hình thức đập có cửa, đóng mở bằng vitme. Chiều dài đập 24.2m, chiều cao đập 3.3m, lưu lượng thoát lũ 270m3/s.
- Cống lấy nước: Gồm 2 cống, hình thức cống lộ thiên, kết cấu bằng bê tông cốt thép.Cống phía tả lấy nước vào kênh N1, cống phía hữu lấy nước vào kênh N2.
- Hệ thống kênh và công trình trên kênh: 2 kênh, tổng chiều dài 112km, tưới cho 3.500ha.
Kinh phí dự kiến: 9 triệu USD.
Nguồn tài chính: Vốn vay từ Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).
Tình hình tài chính của dự án: Chưa có nguồn tài chính đầu tư.
Thời gian thực hiện: 2007 - 2010.
Cơ quan điều hành: UBND tỉnh Bình Định.
Cơ quan thực hiện:
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Định. Địa chỉ liên lạc: 77 Lê Hồng Phong, TP Quy Nhơn. Điện thoại: 056.825647.
9. Hồ chứa nước Thuận Phong
Tên dự án: Hồ chứa nước Thuận Phong.
Khoản vay hay hỗ trợ kỹ thuật: Chính phủ vay đầu tư cho tỉnh.
Địa bàn dự án: Huyện Phù Cát - tỉnh Bình Định.
Ngành/ Tiểu ngành: Phát triển thủy lợi.
Sự cần thiết của dự án:
Khu tưới của Hồ chứa nước Thuận Phong là khu vực bán sơn địa nằm ở phía Nam sông La Tinh - Bắc sông Kôn. Sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựa vào nước tự nhiên, đập bổi, trạm bơm nhỏ… chi phí sản xuất lớn, năng suất bấp bênh, đời sống nhân dân rất khó khăn. Xây dựng Hồ chứa nước Thuận Phong là yêu cầu cấp thiết, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, mở ra cho nông nghiệp vùng dự án một bước phát triển mới, góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển.
Mục tiêu của dự án: Hồ chứa nước Thuận Phong có nhiệm vụ trữ và điều tiết nước tưới tự chảy cho 1.000ha đất canh tác của hai xã Cát Lâm, Cát Hiệp huyện Phù Cát; Kết hợp cấp nước sinh hoạt cho vùng dự án; Cắt lũ giảm nhẹ ngập lụt cho hạ lưu, chống xói bồi; Nuôi cá lòng hồ kết hợp khai thác các nguồn lợi khác trong lòng hồ; bảo vệ rừng đầu nguồn, bảo vệ môi trường sinh thái.
Qui mô dự án:
- Đập đất, hình thức đập hỗn hợp. Chiều dài đỉnh đập 1.080m, chiều cao đập lớn nhất 17,7m, dung tích chứa 9 triệu m3.
- Tràn xả lũ: Tràn tự do, kiểu máng bên, nối tiếp dốc nước. Chiều rộng tràn 60m,lưu lượng xả qua tràn 207m3/s.
- Cống lấy nước và hệ thống kênh: tổng chiều dài kênh 25Km.
Kinh phí dự kiến: 4,5 triệu USD.
Nguồn tài chính: Vốn vay từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).
Tình hình tài chính của dự án: Chưa có nguồn tài chính đầu tư.
Thời gian thực hiện: 2007 - 2010.
Cơ quan điều hành: UBND tỉnh Bình Định.
Cơ quan thực hiện:
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Định.
Địa chỉ liên lạc: 77 Lê Hồng Phong, TP Quy Nhơn. Điện thoại: 056.825647.
10. Hồ chứa nước Đá Mài
Tên dự án: Hồ chứa nước Đá Mài.
Khoản vay hay hỗ trợ kỹ thuật: Chính phủ vay đầu tư cho tỉnh.
Địa bàn dự án: Huyện Vân Canh - tỉnh Bình Định.
Ngành/ Tiểu ngành: Phát triển thủy lợi.
Sự cần thiết của dự án: Vùng dự án ở hai xã Phước Thành và Canh Vinh có diện tích cần tưới hơn 850ha đất canh tác nhưng mới đáp ứng tưới được khoảng 200ha. Xây dựng Hồ chứa nước Đá Mài góp phần ổn định sản xuất lương thực, cải thiện đời sống nhân dân. Đồng thời góp phần cắt lũ, giảm thiểu thiên tai, giải tỏa một số đập bổi hàng năm nhân dân phải xây dựng.
Mục tiêu dự án: Xây dựng Hồ chứa nước Đá Mài có nhiệm vụ đảm bảo tưới tự chảy 700ha đất canh tác, xả nước cho các đập ở hạ lưu sông Hà Thanh để tưới cho 500ha đất canh tác và 66ha nuôi trồng thủy sản.
Qui mô dự án:
- Đập đất, hình thức đập hỗn hợp 3 khối, chiều dài đỉnh đập 720m, chiều cao đập lớn nhất 22,47m, dung tích chứa 12,7 triệu m3.
- Tràn xả lũ: Tràn tự do, chiều rộng tràn 70m, lưu lượng xả qua tràn 371m3/s.
- Cống lấy nước: kết cấu cống hộp bê tông cốt thép. Khẩu diện cống 1,25x1,5m. Hệ thống kênh: Mặt cắt chữ nhật và hình thang, kết cấu bê tông và Bê tông cốt thép, tổng chiều dài 10Km.
Kinh phí dự kiến: 4,5 triệu USD.
Nguồn tài chính: Vốn vay từ Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).
Tình hình tài chính của dự án: Chưa có nguồn tài chính đầu tư.
Thời gian thực hiện: 2007 - 2010.
Cơ quan điều hành: UBND tỉnh Bình Định.
Cơ quan thực hiện:
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Định. Địa chỉ liên lạc: 77 Lê Hồng Phong, TP Quy Nhơn. Điện thoại: 056.825647.
11. Kênh N1 Thuận Ninh
Tên dự án: Kênh N1 Thuận Ninh.
Khoản vay hay hỗ trợ kỹ thuật: Chính phủ vay đầu tư cho tỉnh.
Địa bàn dự án: Huyện Tây Sơn - tỉnh Bình Định.
Ngành/ Tiểu ngành: Phát triển thủy lợi.
Sự cần thiết của dự án:
Hồ chứa nước Thuận Ninh có dung tích chứa khoảng 35 triệu m3, đảm bảo tưới cho các xã Bình Thành, Bình Thuận, Bình Tân thuộc huyện Tây Sơn và xã Cát Hiệp thuộc huyện Phù Cát. Tuy nhiên cho đến nay hệ thống kênh tưới chưa có kinh phí để đầu tư hoàn chỉnh. Xây dựng Hệ thống kênh N1 Thuận Ninh nhằm phát huy hiệu quả của công trình, tăng diện tích gieo trồng, nâng cao năng suất cây trồng, phát triển kinh tế bền vững trong khu vực.
Mục tiêu và phạm vi của dự án:
Đầu tư phát triển kênh tưới N1 đảm bảo nhiệm vụ tưới tự chảy 1665 ha đất canh tác cho các xã Bình Thuận, Bình Tân thuộc huyện Tây sơn và Xã Cát Hiệp thuộc huyện Phù Cát. Dự án bao gồm:
Kênh cấp 1: Mặt cắt hình thang, có kết cấu bằng đất, bê tông và bê tông cốt thép. Dài 3 Km (đã xây dựng 4Km).
Kênh cấp 2: Mặt cắt chữ nhật và hình thang, kết cấu bê tông và bê tông cốt thép, tổng chiều dài 15Km.
Kênh cấp 3: Mặt cắt chữ nhật và hình thang, kết cấu bê tông và bê tông cốt thép, tổng chiều dài 26Km.
Công trình trên kênh: gồm 376 công trình trên kênh, kết cấu bê tông, bê tông cốt thép và đá xây lát.
Kinh phí dự kiến: 3 triệu USD
Nguồn tài chính: Vốn vay từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).
Tình hình tài chính của dự án: Chưa có nguồn tài chính đầu tư.
Thời gian thực hiện: 2007 - 2010.
Cơ quan điều hành: UBND tỉnh Bình Định.
Cơ quan thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Định. Địa chỉ liên lạc: 77 Lê Hồng Phong, TP Quy Nhơn. Điện thoại: 056.825647.
12. Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá Quy Nhơn
Tên dự án: Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá Quy Nhơn.
Khoản vay hay hỗ trợ kỹ thuật: Chính phủ vay đầu tư cho tỉnh.
Địa bàn dự án: TP Quy Nhơn - Tỉnh Bình Định.
Ngành/tiểu ngành: Phát triển kết cấu hạ tầng.
Sự cần thiết dự án:
Quy Nhơn là nơi tập trung nhiều tàu thuyền đánh cá của ngư dân thành phố và các vùng lân cận với trên 5000 tàu thuyền gắn máy các loại và thu hút 35.000 lao động nghề cá. Sản lượng cá qua cảng hàng năm khoảng 20.000 tấn. Do đó xây dựng hoàn chỉnh trung tâm hậu cần dịch vụ nghề cá Quy Nhơn là rất cần thiết.
Mục tiêu dự án: Đầu tư trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá Quy Nhơn thành trung tâm dịch vụ nghề cá của tỉnh và khu vực, có đủ tiêu chuẩn về kỹ thuật, thiết bị, vệ sinh môi trường, nâng cao sản lượng,chất lượng hải sản phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Qui mô dự án:
- Nối dài thêm cầu cảng hiện có 20m, cùng với cầu tàu cũ dạng hình chữ T dài 50m.
- Xây dựng 03 bến cập tàu liền bờ cho tàu có công suất dưới 250CV.
- San lấp, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật dịch vụ hậu cần nghề cá (thu mua,chế biến hải sản, cung cấp nước, xăng dầu) với diện tích 2,5 ha ở phía tây cầu cảng hiện có.
- Mua sắm thiết bị báo động, thông tin liên lạc.
Kinh phí dự kiến: 2,5 triệu USD.
Nguồn tài chính: Nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA.
Tình hình tài chính của dự án: Chưa có nguồn tài chính đầu tư.
Thời gian thực hiện: 2005-2007.
Cơ quan điều hành: UBND tỉnh Bình Định.
Cơ quan thực hiện: Sở Thủy sản Bình Định. Địa chỉ liên lạc: 110 Trần Hưng Đạo, TP Quy Nhơn. Điện thoại: 056.892919.
13. Xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị mới Nhơn Hội
Tên dự án: Xây dựng cơ sở hạ tầng Khu kinh tế Nhơn Hội.
Khoản vay hay hỗ trợ kỹ thuật: Vay hoặc hỗ trợ kỹ thuật và các nguồn vốn khác.
Địa bàn dự án: TP Quy Nhơn - Tỉnh Bình Định.
Ngành/tiểu ngành: Phát triển kết cấu hạ tầng.
Mục tiêu dự án: Xây dựng cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh làm nền tảng hình thành và phát triển mô hình khu kinh tế tổng hợp trên diện tích khoảng 12.000ha, có nội dung hoạt động đa chức năng, bao gồm: công nghiệp, cảng, du lịch, thương mại - dịch vụ và các khu đô thị mới. Khu kinh tế có 2 phân khu chức năng: Khu phi thuế quan, diện tích qui hoạch 536ha gồm: khu cảng tự do, khu trung tâm, khu công nghiệp chế xuất, khu kho tàng. Khu thuế quan, diện tích qui hoạch 11.464ha gồm khu cảng thuế quan, khu sửa chữa đóng tàu, khu công nghiệp, khu du lịch, khu dân cư và hành chính.
Qui mô dự án:
- Đường giao thông: Đến cuối năm 2005 hoàn thành xây dựng cầu đường bộ nối Quy Nhơn với bán đảo Nhơn Hội, những năm tiếp theo tiếp tục nâng cấp cải tạo các tuyến đường dân sinh ven đầm Thị Nại, xây dựng hệ thống giao thông trục chính, giao thông nội bộ trong khu kinh tế…
- Cảng: Xây dựng cảng Nhơn Hội có công suất 11,5-12 triệu tấn/năm, cầu tàu có khả năng tiếp nhận tàu 5 vạn tấn trở lên.
- Cấp điện: Trạm biến thế chính và hệ thống truyền tải điện
- Cấp nước: công trình đầu mối: trạm bơm tăng áp cung cấp nước sạch cho công nghiệp và dân cư.
- Xây dựng hệ thống thoát nước bẩn cho từng khu công nghiệp, khu đô thị… Xây dựng khu liên hợp xử lý chất thải rắn cho toàn khu kinh tế.
Vốn đầu tư dự kiến: 100- 200 triệu USD.
Nguồn tài chính: Huy động nhiều nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước.
Tình hình tài chính của dự án: Chưa có nguồn tài chính đầu tư.
Thời gian thực hiện: 2005 - 2020.
Cơ quan điều hành: UBND tỉnh Bình Định.
Cơ quan thực hiện: Ban chuẩn bị dự án KKT Nhơn Hội, 1 Trần Phú, TP Quy Nhơn. Điện thoại: 056.820957.
14. Cải tạo, nâng cấp các tuyến tỉnh lộ và liên huyện của tỉnh Bình Định
Tên dự án: Cải tạo, nâng cấp các tuyến tỉnh lộ và liên huyện của tỉnh Bình Định.
Khoản vay hay hỗ trợ kỹ thuật: Viện trợ không hoàn lại hoặc Chính phủ vay đầu tư cho tỉnh.
Địa bàn dự án: Tỉnh Bình Định.
Ngành/ tiểu ngành: Phát triển cơ sở hạ tầng.
Mục tiêu và sự cần thiết của dự án:
Nhựa hóa hoặc bê tông xi măng hầu hết các tuyến đường: tỉnh lộ, liên huyện nhất là các đoạn đường thường xuyên bị ngập lụt đảm bảo giao thông thông suốt trong toàn tỉnh đặc biệt là đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa.
Phạm vi dự án:
Hệ thống đường của tỉnh bao gồm 12 tuyến từ ĐT 629 đến ĐT 640 với tổng chiều dài 365km trong đó đường nhựa và BTXM chỉ có 50%, số km đường thường xuyên bị ngập lụt vào mùa mưa hơn 10%, do đó cần nâng cấp cải tạo nền đường, nhựa hóa hoặc bê tông xi măng hầu hết các tuyến đường và đoạn đường còn lại, hoàn chỉnh các công trình thoát nước trên tuyến. Nâng cấp tuyến đường từ Thị trấn Vân Canh đi Canh Liên, từ Xuân Phong đi An Toàn (An Lão). Xây dựng lại hoặc làm mới các cầu giao thông nông thôn.
Kinh phí dự kiến: Dự kiến 15 triệu USD.
Nguồn tài chính: Nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA.
Tình hình tài chính của dự án: Nguồn tài chính đầu tư hạn chế.
Thời gian thực hiện: 2005 - 2010.
Cơ quan điều hành: UBND tỉnh Bình Định.
Cơ quan thực hiện:
Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Định, 16 Nguyễn Huệ, TP Quy Nhơn. Điện thoại: 056.892172.
15. Nâng cấp - mở rộng tuyến đường ven biển Quy Nhơn - Tam Quan
Tên dự án: Nâng cấp-mở rộng tuyến đường ven biển Quy Nhơn - Tam Quan, tỉnh Bình Định.
Khoản vay hay hỗ trợ kỹ thuật: Chính phủ vay đầu tư cho tỉnh.
Địa bàn dự án: Tỉnh Bình Định.
Ngành/ tiểu ngành: Phát triển cơ sở hạ tầng.
Mục tiêu và sự cần thiết của dự án:
Tỉnh Bình Định có chiều dài bờ biển 134 km, có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, thủy hải sản. Dân cư sinh sống dọc bờ biển rất đông nhưng giao thông nối liền các xã ven biển từ Quy Nhơn đến Tam Quan (huyện Hoài Nhơn) còn hạn chế. Việc đầu tư nâng cấp, mở rộng tuyến đường bộ này là rất thiết, nhằm phục vụ phát triển Kinh tế - Văn hóa - Xã hội cho các huyện, xã vùng ven biển.
Qui mô dự án:
Theo qui hoạch được duyệt: tiêu chuẩn đường cấp V đồng bằng (TCVN 4054 - 85 ) nền rộng 6,5m, mặt bê tông nhựa rộng 5m.
Kinh phí dự kiến: Dự kiến 6 triệu USD.
Nguồn tài chính: nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA.
Tình hình tài chính của dự án: Nguồn tài chính đầu tư hạn chế.
Thời gian thực hiện: 2005 - 2010.
Cơ quan điều hành: UBND tỉnh Bình Định.
Cơ quan thực hiện: Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Định, 16 Nguyễn Huệ, TP Quy Nhơn. Điện thoại: 056.892172.
16. Xây dựng tuyến đường miền núi Vĩnh Thạnh - An Lão
Tên dự án: Xây dựng tuyến đường miền núi Vĩnh Thạnh - An Lão tỉnh Bình Định
Khoản vay hay hỗ trợ kỹ thuật: Viện trợ không hoàn lại hoặc Chính phủ vay đầu tư cho tỉnh.
Địa bàn dự án: Huyện Vĩnh Thạnh-An Lão- tỉnh Bình Định.
Ngành/tiểu ngành: Phát triển cơ sở hạ tầng.
Sự cần thiết dự án: Vĩnh Thạnh - An Lão là 2 huyện miền núi của tỉnh và là vùng căn cứ địa cách mạng qua hai cuộc kháng chiến, điều kiện kinh tế-xã hội kém phát triển, giao thông đi lại còn nhiều khó khăn, đặc biệt còn cách trở giữa hai địa phương. Việc xây dựng tuyến đường nối liền hai huyện này sẽ góp phần phát triển kinh tế-xã hội,tạo điều kiện nâng cao dân trí dân sinh cho đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần thu hẹp khoảng cách giữa đồng bằng và miền núi.
Mục tiêu dự án: Xây dựng tuyến đường giao thông nối liền hai huyện miền núi Vĩnh Thạnh-An Lão (tỉnh Bình Định) phục vụ phát triển Kinh tế - Văn hóa - Xã hội cho các huyện, xã miền núi của tỉnh.
Qui mô dự án: Chiều dài tuyến 59 km, mặt bê tông nhựa rộng.
Kinh phí dự kiến: Dự kiến 5 triệu USD.
Nguồn tài chính: Nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA
Tình hình tài chính của dự án: Nguồn tài chính đầu tư hạn chế.
Thời gian thực hiện: 2005 - 2007.
Cơ quan điều hành: UBND tỉnh Bình Định.
Cơ quan thực hiện: Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Định, 16 Nguyễn Huệ, TP Quy Nhơn. Điện thoại: 056.892172.
17. Xây dựng Trung tâm hỗ trợ và phát triển công nghệ thông tin
Tên dự án: Xây dựng trung tâm hỗ trợ và phát triển công nghệ thông tin.
Khoản vay hay hỗ trợ kỹ thuật: Viện trợ không hoàn lại hoặc hỗ trợ kỹ thuật.
Địa bàn dự án: Tỉnh Bình Định.
Ngành/ tiểu ngành: Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin.
Mục tiêu và sự cần thiết của dự án:
- Thu hút đầu tư phát triển công nghệ thông tin đạt tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm khoảng 25-30%; tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, tạo điều kiện để hình thành cơ sở sản xuất phần mềm máy tính sau năm 2005.
- Đào tạo nguồn nhân lực cho CNTT, mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo tin học từ đội ngũ cán bộ công chức đến học sinh phổ thông.
- Đẩy mạnh ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin có hiệu quả trong công tác lãnh đạo và điều hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Qui mô dự án:
- Xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại đồng bộ tại số 01 Ngô Mây Quy Nhơn.
- Xây dựng hệ thống thông tin điện tử và các cơ sở dữ liệu địa phương, kết nối với các trung tâm thông tin trong nước và Quốc tế.
- Phát triển nguồn nhân lực cho công nghệ thông tin đặc biệt ưu tiên cho công nghiệp phần mềm.
Kinh phí dự kiến: 10 triệu USD.
Nguồn tài chính: Nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA.
Tình hình tài chính của dự án: Nguồn tài chính đầu tư hạn chế.
Thời gian thực hiện: 2005 - 2010.
Cơ quan điều hành: UBND tỉnh Bình Định.
Cơ quan thực hiện: Sở Khoa học - Công nghệ Bình Định, 68 Lê Duẩn TP Quy Nhơn. Điện thoại: 056. 823621.
18. Phát triển năng lượng sạch
Tên dự án: Phát triển năng lượng sạch.
Khoản vay hay hỗ trợ kỹ thuật: Vay ưu đãi.
Địa bàn dự án: Huyện Phù Cát.
Ngành/tiểu ngành: Đầu tư cơ sở hạ tầng năng lượng.
Mục tiêu và sự cần thiết của dự án: Khu vực có khả năng hình thành nhà máy điện địa nhiệt thuộc huyện Phù Cát. Tại đây có suối nước nóng Hội Vân, hiện đã đưa vào sử dụng với mục đích y tế, chữa bệnh. Nhiệt độ nước trong lòng đất bình quân khoảng 150 độ C, nhiệt độ nước bề mặt 85 độ C; diện tích bề mặt suối có thể xây dựng từ 10 - 15 giếng khoan để đưa dòng nước nóng vào hệ thống sản xuất điện năng. Dự án góp phần khai thác nguồn năng lượng sạch phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Thời gian thực hiện: 2005 - 2010
Qui mô dự án:
Xây dựng nhà máy điện địa nhiệt Hội Vân: dự kiến công suất 20 - 25 MW.
Tổng diện tích mặt bằng xây dựng: 30 ha; trong đó:
- Diện tích các giếng khoan: chiếm hầu hết diện tích mặt bằng.
- Diện tích nhà máy và văn phòng làm việc: 2 - 3 ha.
Kinh phí dự kiến: 5 triệu USD.
Nguồn tài chính: Nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA.
Tình hình tài chính của dự án: Chưa có nguồn tài chính đầu tư.
Cơ quan điều hành: UBND tỉnh Bình Định
Cơ quan thực hiện: Sở Công nghiệp tỉnh Bình Định, 59 Lê Hồng Phong, Quy Nhơn - Bình Định. Điện thoại: 056- 822199; Fax: 056- 825043.
19. Xây dựng vùng nguyên liệu giấy tỉnh Bình Định
Tên dự án: Xây dựng vùng nguyên liệu giấy tỉnh Bình Định .
Khoản vay hay hỗ trợ kỹ thuật: Vay ưu đãi.
Địa bàn dự án: Các huyện trong tỉnh Bình Định.
Ngành/tiểu ngành: Phát triển nông lâm nghiệp.
Mục tiêu và sự cần thiết đầu tư dự án:
Trồng rừng kinh tế, giải quyết công ăn việc làm và thu nhập cho nhân dân trong vùng.
- Cung cấp nguyên liệu ổn định cho các nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu.
- Tăng độ che phủ đất đai, bảo vệ môi trường sinh thái kết hợp thực hiện chủ trương phủ xanh đất trống đồi núi trọc.
Thời gian thực hiện: 2005- 2010
Qui mô dự án:
- Đầu tư trồng rừng thâm canh cao với diện tích khoảng 60.000ha.
- Đầu tư giống cây trồng năng suất cao.
Kinh phí dự kiến: 77 Triệu USD.
Nguồn tài chính: Nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA.
Tình hình tài chính của dự án: Nguồn tài chính đầu tư hạn chế.
Cơ quan điều hành: UBND tỉnh Bình Định.
Cơ quan thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Định. Địa chỉ liên lạc: 77 Lê Hồng Phong, TP Quy Nhơn. Điện thoại: 056.825647.
20. Chế biến các sản phẩm từ cây dừa
Tên dự án: Chế biến các sản phẩm từ cây dừa
Khoản vay hay hỗ trợ kỹ thuật: Vay hoặc hỗ trợ kỹ thuật
Địa bàn dự án: Tỉnh Bình Định.
Ngành/ tiểu ngành: Chế biến thực phẩm.
Sự cần thiết dự án: Bình Định là một tỉnh có vùng dừa khá lớn, diện tích hiện tại khoảng 13.000ha, phân bổ tập trung ở các huyện Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, kể cả vùng phụ cận thì sản lượng khoảng 50 đến 60 triệu quả/năm. Dự án được thực hiện sẽ góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm, giải quyết đầu ra ổn định cho cây dừa, nâng cao mức sống cho nông dân…
Mục tiêu và phạm vi dự án:
- Đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến dừa, công suất 10 triệu - 20triệu quả/năm.
- Sản phẩm: Cơm dừa nạo sấy, than hoạt tính, chỉ xơ dừa, nước dừa non đóng hộp, dầu dừa tinh luyện, bơ, kem dừa, sữa dừa, mỹ phẩm, ván gỗ dừa, ván ép từ mùn dừa, dầu diessel sinh học…
Kinh phí dự kiến: Dự kiến 2,5 triệu USD.
Nguồn tài chính: Nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA
Tình hình tài chính của dự án: Chưa có nguồn tài chính đầu tư.
Thời gian thực hiện: 2005 - 2007.
Cơ quan điều hành: UBND tỉnh Bình Định.
Cơ quan thực hiện:
Tổng Công ty Sản xuất - Đầu tư - Dịch vụ - Xuất nhập khẩu Bình Định (PISICO). Địa chỉ: 198 Trần Hưng Đạo - Quy Nhơn. Điện thoại: 056. 821216 - 821874. Fax 056. 821862.
. Theo Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Bình Định |