Những điểm mới về đăng ký hộ tịch
10:21', 12/4/ 2006 (GMT+7)

Bắt đầu từ ngày 1-4-2006, Nghị định 158/CP của Chính phủ về "Đăng ký hộ tịch" chính thức có hiệu lực. Từ nay, các quy định về đăng ký hộ tịch sẽ đơn giản hơn, thuận lợi và nhanh chóng hơn cho công dân. Trong đó có 6 điểm mới cơ bản so với những quy định về đăng ký hộ tịch trước đây.

 

      Sở Tư pháp tổ chức Hội nghị tập huấn công tác hộ tịch.

 

Về đăng ký khai sinh (ĐKKS): Thời hạn tối đa là 60 ngày (trước là 30 ngày) tính từ ngày sinh con, cha mẹ, ông bà hoặc những người thân thích có thể đi khai sinh cho trẻ. UBND cấp xã nơi cư trú của người mẹ thực hiện việc ĐKKS cho trẻ; nếu không xác định được nơi cư trú của mẹ, thì UBND cấp xã nơi cư trú của cha thực hiện việc ĐKKS cho trẻ; trường hợp không xác định được nơi cư trú của cha lẫn mẹ thì UBND cấp xã nơi trẻ đang sinh sống thực tế thực hiện việc ĐKKS.

Về đăng ký kết hôn (ĐKKH): Người ĐKKH phải nộp tờ khai ĐKKH (theo mẫu) có thời hạn chứng nhận dưới 6 tháng và xuất trình giấy chứng minh nhân dân. UBND cấp xã nơi cư trú của nam hoặc nữ thực hiện việc ĐKKH. Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy đủ điều kiện thì UBND cấp xã ĐKKH cho họ. Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn kéo dài không quá 5 ngày.

Về đăng ký khai tử (ĐKKT): Thời hạn khai tử là 15 ngày, kể từ ngày chết, người đi khai tử phải nộp giấy báo tử hoặc giấy tờ khác thay thế. Đối với trẻ em sinh ra sống được từ 24 giờ trở lên rồi mới chết cũng phải ĐKKS và ĐKKT, nếu cha mẹ không đi KS và KT thì cán bộ hộ tịch tự xác định nội dung để ghi vào sổ ĐKKS và ĐKKT.

Về đăng ký việc nuôi con nuôi (ĐKVNCN): Giấy thỏa thuận cho và nhận con nuôi phải do chính cha, mẹ đẻ và người nhận con nuôi lập; trường hợp cha hoặc mẹ đẻ đã chết, mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự thì chỉ cần chữ ký của người kia, nếu cả hai đã chết, mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự thì người hoặc tổ chức giám hộ ký thay; trẻ em sống trong cơ sở nuôi dưỡng mà không biết địa chỉ của cha mẹ đẻ thì người đại diện cơ sở nuôi dưỡng ký. Nếu bên cho và bên nhận con nuôi đồng ý thì có thể ĐKKS lại theo nội dung mới.

Về thay đổi, cải chính hộ tịch (CCHT): Gồm thay đổi họ, tên, chữ đệm, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung điều chỉnh hộ tịch. Đối với người dưới 14 tuổi, việc CCHT do UBND cấp xã đã ĐKKS trước đây giải quyết; người từ đủ 14 tuổi trở lên do UBND huyện giải quyết (trước đây chỉ có UBND tỉnh mới có thẩm quyền giải quyết). Trường hợp muốn thay đổi giới tính thì phải có văn bản kết luận của tổ chức y tế đã tiến hành can thiệp thay đổi giới tính.

Đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài (ĐKHTCYTNN): Trước đây thẩm quyền này thuộc UBND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương giải quyết, theo Nghị định 158/CP thì thẩm quyền ĐKHTCYTNN thuộc Sở Tư pháp. Trẻ em sinh ra tại Việt Nam có cha và mẹ là người nước ngoài thì ĐKKS tại Sở Tư pháp, nơi cư trú của cha hoặc mẹ nếu họ có yêu cầu. Nếu cha hoặc mẹ là người nước ngoài, còn người kia là công dân Việt Nam đang cư trú tại Việt Nam thì ĐKKS tại Sở Tư pháp nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ là công dân Việt Nam. Nếu cha mẹ chọn quốc tịch nước ngoài cho con thì phải có giấy thỏa thuận về việc chọn quốc tịch. Cha mẹ có quyền lựa chọn tên cho trẻ là tên Việt Nam hay tên nước ngoài. Việc ĐKKT cho người nước ngoài hoặc công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài chết tại Việt Nam do Sở Tư pháp nơi cư trú cuối cùng của người đó thực hiện. Trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì Sở Tư pháp nơi người đó chết thực hiện việc ĐKKT.

  • N.D
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Triển khai thực hiện kiểm tra các công trình, dự án có vốn ngân sách Nhà nước  (10/04/2006)
UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai phòng cháy, chữa cháy rừng  (05/04/2006)
Phân cấp thẩm quyền về công chứng, chứng thực  (03/04/2006)
Khoanh vùng các khu dân cư đậm đặc ở KCN Phú Tài  (22/03/2006)
Xử lý các vướng mắc, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp về thủ tục hành chính  (19/03/2006)
Chỉ đạo tăng cường các biện pháp nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông   (07/03/2006)
Tăng cường công tác triển khai giải phóng mặt bằng  (22/02/2006)
Tăng cường công tác xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu mía, dứa và mỳ  (16/02/2006)
Điều lệ Khu công nghiệp Long Mỹ  (15/12/2005)
Quy định một số chính sách khuyến khích đầu tư vào Khu kinh tế Nhơn Hội   (30/11/2005)
Tăng cường công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực đất đai  (18/09/2005)
Quy định hạn mức đất ở trên địa bàn tỉnh  (16/09/2005)
Danh mục 20 dự án gọi vốn ODA của Bình Định  (21/08/2005)
Quy định đấu giá quyền sử dụng đất các lô đất do tỉnh quản lý  (06/07/2005)
Chỉ thị về phát triển KT-XH và dự toán ngân sách địa phương năm 2006  (05/07/2005)