Bồi thường, hỗ trợ cho người dân tái định cư
10:18', 12/4/ 2010 (GMT+7)

Nhà nước vừa có chính sách mới về việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư bị thu hồi đất tại vùng lòng hồ, vị trí xây dựng đập... bị thiệt hại tài sản gắn liền với đất bị thu hồi để thực hiện các dự án thủy lợi, thủy điện.

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các quy định cụ thể về chính sách nêu trên, áp dụng đối với các dự án thủy lợi, thủy điện, trừ các dự án có sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).

Chỉ bố trí tái định cư khi đã đủ cơ sở hạ tầng + nước + đất sản xuất

Quy định nêu rõ giá trị đất ở, đất sản xuất được giao thấp hơn giá trị đất ở, đất sản xuất bị thu hồi thì hộ tái định cư được nhận phần giá trị chênh lệch. Đối với đất bán ngập trong lòng hồ hình thành sau khi tạo thành hồ chưa thuộc quỹ đất chung giao cho cấp xã quản lý, sử dụng theo quy định hiện hành.

Hộ tái định cư đến điểm tái định cư tập trung nông thôn được giao đất để làm nhà ở phù hợp với tập quán tại địa phương. Mức giao đất do UBND tỉnh quyết định. Đặc biệt, Nghị định nêu rõ yêu cầu, việc bố trí hộ đến sinh sống tại điểm tái định cư được thực hiện sau khi đầu tư xây dựng đủ các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu, bảo đảm đủ đất sản xuất, nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho hộ tái định cư.

Bồi thường tối đa không vượt quá chi phí đầu tư trồng mới vườn cây

Trường hợp đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng Nhà nước giao cho các tổ chức quản lý mà các tổ chức giao khoán lại cho các tổ chức khác, hộ gia đình, cá nhân khoanh nuôi tái sinh rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng hoặc trồng rừng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước theo hợp đồng khoán, thì khi Nhà nước thu hồi đất, hộ gia đình, cá nhân không được bồi thường về đất, nhưng được bồi thường về cây trồng trên đất.

Hộ gia đình, cá nhân nhận khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng (trừ rừng đặc dụng) có xây dựng lán trại trên đất nhận khoán được bên giao khoán đồng ý bằng văn bản và có đăng ký với UBND xã sở tại thì được bồi thường. Nhưng diện tích bồi thường không quá 200m2 sàn.

Đối với cây trồng chưa thu hoạch, có thể di chuyển đến điểm tái định cư thì được bồi thường chi phí di chuyển, chi phí trồng lại. Mức bồi thường tối đa không vượt quá chi phí đầu tư trồng mới vườn cây.

Hỗ trợ xây nhà, y tế, giáo dục,...

Hộ tái định cư tập trung, tái định cư xen ghép, hộ sở tại bị thu hồi đất ở để xây dựng khu tái định cư, ngoài số tiền nhận bồi thường thiệt hại về nhà ở, công trình phụ..., còn được hỗ trợ tiền để làm nhà ở, với mức cho một nhân khẩu hợp pháp tương đương với chi phí xây dựng 5m2 sàn. Kết cấu nhà để tính mức hỗ trợ là nhà cấp IV theo tiêu chí của Bộ Xây dựng.

Cũng để ổn định đời sống cho người dân, mỗi nhân khẩu hợp pháp thuộc hộ bị thu hồi toàn bộ đất ở, đất sản xuất phải di chuyển chỗ ở được hỗ trợ lương thực trong thời gian 48 tháng; hỗ trợ y tế 1 lần với mức 30.000 đồng/khẩu để phòng chống dịch, bệnh tại nơi ở mới.

Mỗi học sinh phổ thông các cấp thuộc hộ tái định cư được hỗ trợ giáo dục bằng tiền tương đương 1 bộ sách giáo khoa và không phải đóng học phí trong năm học đầu, miễn đóng góp xây dựng trường trong 3 năm liên tục tính từ khi bắt đầu học tập tại nơi ở mới.

Mức hỗ trợ chất đốt và thắp sáng cho mỗi nhân khẩu hợp pháp của hộ tái định cư trong 1 năm đầu chuyển đến nơi ở mới tương đương với khoảng 4,5 lít dầu/ khẩu/tháng.

Để hỗ trợ trồng trọt đối với cây hàng năm, người dân được hỗ trợ 100% kinh phí mua giống mới, phân bón vô cơ, thuốc trừ sâu trong 2 vụ. Hộ tái định cư được hỗ trợ tiền 1 lần mua 2 con heo giống thịt, 1 con bê nuôi lấy thịt.

Ngoài ra, gia đình chính sách đủ tiêu chuẩn theo quy định còn được hỗ trợ 1 lần với mức 2 triệu đồng/người hưởng trợ cấp. Đối với đồng bào dân tộc không có tập quán di chuyển mồ mả được hỗ trợ 1 lần kinh phí làm lễ tâm linh theo truyền thống.

Quy định trên nhằm đảm bảo người dân tái định cư có chỗ ở, cuộc sống ổn định, có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng. Đặc biệt là tạo điều kiện để cuộc sống của người dân tốt hơn nơi ở cũ, ổn định lâu dài, góp phần phát triển kinh tế-xã hội-an ninh-quốc phòng của địa phương.

  • H.V (Theo Chinhphu.vn/ Quyết định số 34/2010/QĐ-TTg)
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Sửa đổi, bổ sung Quy định về quản lý hoạt động khai thác sa khoáng titan  (25/02/2010)
Quy định mới về quản lý hoạt động khai thác sa khoáng titan trên địa bàn tỉnh  (03/02/2010)
Quy định về thời gian hoạt động đối với các đại lý Internet  (25/12/2009)
Điều chỉnh, bổ sung Quy định về xử lý lấn, chiếm đất đai trên địa bàn tỉnh  (18/11/2009)
Ban hành chính sách khuyến khích giết mổ gia súc, gia cầm tập trung  (16/09/2009)
Ban hành sửa đổi, bổ sung một số loại phí và lệ phí trên địa bàn tỉnh  (14/08/2009)
Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh  (28/07/2009)
Quy định thẩm quyền công chứng liên quan đến bất động sản của các tổ chức hành nghề công chứng, UBND cấp huyện và UBND cấp xã  (17/07/2009)
UBND tỉnh phê duyệt Đề án “Can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh” tỉnh Bình Định năm 2009 - 2010  (07/07/2009)
Ban hành Quy chế về mối quan hệ công tác giữa UBND tỉnh và Liên đoàn Lao động tỉnh  (01/06/2009)
Điều chỉnh, bổ sung quy định một số chính sách hỗ trợ DN, HTX tham dự hội chợ, triển lãm  (24/04/2009)
Quy định áp dụng hình thức chỉ định thầu đối với các dự án cấp bách  (18/03/2009)
Điều chỉnh quy chế, xác định lại giá đất để giao quyền sử dụng, hoặc đấu giá đất tại TP Quy Nhơn  (16/03/2009)
Tăng cường thực hiện quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc  (15/03/2009)
Ban hành mức chi phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng các dự án, công trình  (27/02/2009)