1. Gunkanjima (Nhật Bản): Hòn đảo ma (hay còn gọi là đảo cấm)
Gunkanjima là một trong số 505 hòn đảo bị không có người sinh sống ở Nagasaki (Nhật Bản). Nó cách Nagasaki 15 km. Thực ra, suốt thời kì công nghiệp hóa của Nhật Bản từ năm 1887 đến năm 1974, đây từng là nơi sinh sống của giới công nhân khai thác than. Điểm đáng chú ý nhất của hòn đảo này là những tòa nhà bê tông bị bỏ hoang và lớp sóng biển dâng cao như tường thành bao bọc lấy hòn đảo. Công ty Mitsubishi đã mua hòn đảo này vào năm 1890 để triển khai dự án khai thác than từ đáy biển. Công ty này đã xây dựng những tòa nhà bê tông lớn đầu tiên của Nhật Bản vào năm 1916 để tạo nơi ăn chốn ở cho công nhân và để chống chọi lại sự tàn phá của những cơn bão lớn.
Vào năm 1959, mật độ dân số trên đảo này là 835 người /ha tương đương với 1.391 người/ha nếu tính toàn bộ Nagasaki. Đây là một trong những mật độ dân số cao nhất thế giới. Đến thập niên 1960, ở Nhật Bản, xăng dầu được thay thế cho than. Các hầm mỏ khai thác than bắt đầu được đóng cửa trên qui mô toàn quốc. Mitsubishi tuyên bố đóng cửa mỏ than trên đảo Gunkanjima vào năm 1974. Ngày nay, hòn đảo này vắng tanh không có một bóng người. Vì thế, nó được gọi là Đảo Ma. Đảo này hiện bị cấm không cho ai lai vãng tới cho nên nó còn có một tên gọi khác là Đảo Cấm.
2. Surtsey (Iceland): Hòn đảo nổi
Vào một buổi sáng ngày 14.11.1963, ngoài khơi Iceland, một đoàn tàu đánh cá tên Ísleifur II phát hiện ra một tín hiệu đáng ngờ. Nhìn về phía xa tây bắc, họ thấy một cột khói đen đang bốc lên từ dưới mặt biển. Nghĩ rằng một tàu khác đang bị cháy nên thuyền trưởng ra lệnh cho tàu chạy hết tốc lực về phía có đám khói để ứng cứu. Tuy nhiên, khi đến nơi, họ nhận ra là mình đã lầm. Trước mắt họ là một loạt các vụ nổ long trời lở đất tạo ra rất nhiều tro. Thì ra đó là một ngọn núi lửa ngầm ở sát mặt nước biển đang phun trào. Mặc dù nhận thức được tình thế nguy hiểm nhưng thủy thủ đoàn vẫn không kìm nổi sự tò mò và quyết định cho tàu lại gần. Và sáng đó, họ đã chứng kiến tận mắt một sự kiện đáng nhớ trong cuộc đời của họ: một hòn đảo mới được hình thành.
Sau vài ngày phun trào, ngọn núi lửa đã tạo ra một hòn đảo dài 500m và cao 45m. Mặc cho sóng biển Bắc Đại Tây Dương đang bào mòn hòn đảo này nhưng nó vẫn không ngừng to hơn. Vì vậy, người ta vẫn gọi hòn đảo này là Surtsey (có nghĩa là hòn đảo của ngọn lửa khổng lồ theo truyền thuyết của Na Uy).
Tháng 8.1966, núi lửa lại phun trào lần nữa và “ngủ” hẳn sau khi phun đợt cuối cùng vào tháng 6.1967. Đảo Surtsey lúc đó cao 174m và rộng 2,8km2 . Vì Surtsey nối với 33km nam lục địa Iceland nên nó trở thành cực nam mới của nước này.
3. Cụm đảo Palm (Dubai): hòn đảo nhân tạo hình cây cọ
Cụm đảo Palm (Đảo cây cọ) ở Dubai là một trong 3 hòn đảo nhân tạo lớn nhất thế giới. Nó được Nakheel Properties, một công ty phát triển bất động sản ở Các tiểu vương quốc Ả Rập, xây dựng. Công ty này đã thuê nhà thầu nạo vét biển Hà Lan Van Oord, một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về cải tạo đất, để nạo vét và xây dựng công trình qui mô tầm cỡ này. Có tất cả 3 đảo là Palm Jumeirah, Palm Jebel Ali và Palm Deir. Cụm đảo này ngoài khơi Các tiểu vương quốc Ả Rập ở Vịnh Persia. Với cụm đảo này, bờ biển của thành phố Dubai sẽ được kéo dài thêm 520 km nữa.
Hai hòn đảo đầu tiên có khoảng 100 triệu m3 đá và cát trong khi số cát, đá của hòn đảo còn lại là khoảng 1 triệu m3. Tất cả nguyên vật liệu xây dựng nên hòn đảo đều được khai thác tại nước Các tiểu vương quốc Ả Rập. Giữa 3 hòn đảo là hơn 100 khách sạn sang trọng, villa và căn hộ cao cấp cạnh bãi biển dành riêng cho tầng lớp thượng lưu, bến du thuyền, công viên nhạc nước, nhà hàng, quán xá, câu lạc bộ thể thảo và spa chăm sóc sức khỏe. Việc xây dựng đảo Palm Jumeirah được bắt đầu vào tháng 6.2001. Đảo Palm Jebel Ali cũng bắt đầu được xây dựng ngay sau đó. Năm 2004, đảo Palm Deira có diện tích bằng Paris (Pháp) bắt đầu được khởi công. Hiện đảo Palm Jumeirah đã mở cửa đón du khách. Việc xây dựng hai đảo còn lại dự kiến sẽ hoàn thành trong vòng 10-15 năm nữa.
|