Phổ cập trò chơi dân gian trong học sinh
20:30', 1/10/ 2012 (GMT+7)

Hiện đã có 529 trường học trong tỉnh đưa trò chơi dân gian vào trường học, gồm: 149 trường mầm non, 214 trường tiểu học, 120 trường THCS, 2 trường PTCS và 44 trường THPT. Đáng ghi nhận, các trường đã nỗ lực phổ biến các trò chơi đặc thù từng vùng miền, như: bắn nỏ, phóng lao, đẩy gậy (miền núi), đi cà kheo, cá sấu lên bờ, nhảy bao bố (miền biển).  

Giờ ra chơi, các học sinh không còn rượt đuổi nhau, nghịch phá hoặc chơi các trò “bạo lực”; thay vào đó, các em bắt cặp hay kết thành nhóm chơi nhảy lò cò, bắn bi, nhảy dây, chơi chuyền, chơi ô ăn quan... Đặc điểm chung của các trò chơi dân gian được triển khai trong trường học hiện nay là đơn giản, dễ chơi, học sinh hòa nhập và hứng thú. Không chỉ tổ chức cho học sinh chơi trong các giờ nghỉ, một số trường còn lồng ghép trong giờ thể dục, ngoại khóa.   

Theo đó, trò chơi dân gian có thể chia thành nhiều nhóm. Nhóm trò chơi vận động như nhảy lò cò, bịt mắt bắt dê, kéo co, cướp cờ… giúp tăng cường sức khỏe, thể chất cho học sinh. Nhóm trò chơi học tập như ô ăn quan, cờ lá... giúp học sinh phát triển trí tuệ, khả năng quan sát, tính toán. Nhóm trò chơi sáng tạo như nặn đất sét, xếp lá dừa hình con vật giúp học sinh phát huy năng khiếu thẩm mỹ.

PGS.TS Nguyễn Văn Huy, nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, từng chia sẻ trò chơi dân gian không đơn thuần là một trò chơi của trẻ con mà nó chứa đựng cả một nền văn hóa dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc. Trò chơi dân gian không chỉ nâng cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, sự khéo léo mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước.

Sở GD-ĐT vừa phân phối đến tất cả các trường THCS toàn tỉnh cuốn sách 100 trò chơi dân gian cho thiếu nhi” của NXB Kim Đồng. Quyển sách được chia thành hai phần: trò chơi dân gian thiếu nhi trong đời sống thường ngày - trong bài hát đồng dao, và trò chơi dân gian thiếu nhi trong ngày hội. Trong mỗi trò chơi có giới thiệu mục đích, ý nghĩa, yêu cầu; số lượng, đội hình, địa điểm chơi, dụng cụ chơi; luật chơi, đối tượng, số lượng người chơi, hình thức thưởng phạt, công việc chuẩn bị… giúp các em rèn luyện thân thể, trí não, tính khéo léo, tổ chức kỷ luật, đời sống tinh thần phong phú.

Thầy Phạm Hoàng Thi, Tổng phụ trách Đội Trường THCS Tuy Phước (huyện Tuy Phước), cho biết trò chơi dân gian luôn có những tác động tích cực đối với sinh hoạt của đội viên. Những trò chơi mới được giới thiệu trong cuốn sách sẽ góp phần làm phong phú hơn loại hình trò chơi dân gian trong trường học thời gian tới.

  • KIM KHÁNH
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
“Gà trống nuôi con”   (01/10/2012)
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên  (30/09/2012)
Tổ chức nhiều hoạt động cho trẻ em nhân Tết Trung thu   (30/09/2012)
Dạ hội chào mừng thành công Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh  (29/09/2012)
Khắp nơi tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em  (28/09/2012)
Bế mạc Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ XII  (28/09/2012)
Tết của con  (28/09/2012)
Ấm áp đêm hội trăng Rằm  (28/09/2012)
Khai mạc Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh toàn tỉnh lần thứ XII  (27/09/2012)
Gởi niềm tin đến Đại hội  (26/09/2012)
Phát huy sức trẻ vì cộng đồng  (26/09/2012)
Bình Ðịnh có 4 đề án được chọn  (26/09/2012)
Tổ chức tặng quà và nhiều hoạt động vui Trung thu cho thiếu nhi  (22/09/2012)
Khó khăn tìm việc  (21/09/2012)
Chiến dịch tình nguyện hè 2012 thu hút đông đảo ĐVTN tham gia  (20/09/2012)