Tư duy kinh tế Đào Phan Duân
15:4', 18/3/ 2005 (GMT+7)

Đào Phan Duân (Đào là họ cha, Phan là họ mẹ) hiệu Biểu Xuyên sinh năm Giáp Tỵ - 1864 tại làng Biểu Chánh, xã Phước Hưng, huyện Tuy Phước.

Ông đậu cử nhân năm Giáp Ngọ - 1894, đậu phó bảng năm Ất Mùi - 1895, lúc 31 tuổi. Ông làm quan kinh qua các chức: Đốc học tỉnh Phú Yên, Án sát tỉnh Nghệ An, Phủ doãn tỉnh Thừa Thiên, Tuần phủ tỉnh Khánh Hòa và được vua Khải Định thăng làm Tổng đốc. Khi về hưu, ông được thăng hàm Thượng thư trị sự rồi Hiệp biện đại học sĩ tùng nhất phẩm.

Khi còn làm quan, hưởng ứng phong trào Duy Tân của Phan Châu Trinh, năm 1924, Đào Phan Duân khởi xướng việc thành lập Phước An thương hội (hội buôn) nhằm mục đích cổ động nhân dân ta nêu cao ý thức tự cường, tích cực sản xuất tiêu dùng hàng nội hóa. Theo quy chế do Đào Phan Duân soạn thảo thì việc điều hành công việc của hội thuộc về Ban Quản trị do các cổ động viên đề cử gồm: Hội trưởng (cử nhân Lê Doãn Sẵn), Phó hội trưởng (tú tài Trần Trọng Giải), Thư ký kiêm kế toán (hương sư Mạc Như Tòng), Kiểm soát viên (tú tài Lâm Thúc Mậu). Phó bảng Đào Phan Duân làm cố vấn tối cao.

Ngoài nhiệm vụ hàng đầu là tuyên truyền, vận động sản xuất tiêu dùng hàng trong nước, Phước An thương hội còn có hoài bão xây dựng cơ sở tài chính vững mạnh để hỗ trợ phong trào và các tổ chức yêu nước ở địa phương. Hội dự định chọn những học sinh hiếu học của tỉnh nhà để cấp học bổng và tạo điều kiện đưa đi du học nước ngoài, tiếp thu những tiến bộ khoa học - kỹ thuật phương Tây về phục vụ quê hương. Để mở rộng ảnh hưởng, ngoài Quy Nhơn, hội còn đặt thêm các chi nhánh ở Gò Bồi (Phước Hòa, Tuy Phước), Kon Tum… Sau một thời gian hoạt động, hội thu được những kết quả khả quan về kinh doanh, tạo tiếng vang lớn trong các tầng lớp nhân dân Bình Định.

Nếu ông quan yêu nước, thương dân Đào Phan Duân được cụ Huỳnh Thúc Kháng, một sĩ phu yêu nước nổi tiếng kính nể thì tư duy kinh tế mới của Biểu Xuyên rất được các nhà kinh tế thời đó ngợi khen.

. Hoài Nam

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Tục mừng lúa mới của đồng bào Ba na  (18/03/2005)
Những hòn độc sơn ở Bình Định  (17/03/2005)
Núi non Bình Định (kỳ 16)  (15/03/2005)
Núi non Bình Định (kỳ 15)   (14/03/2005)
Núi non Bình Định (kỳ 14)   (13/03/2005)
Núi non Bình Định (kỳ 13)   (11/03/2005)
Núi non Bình Định (kỳ 12)  (09/03/2005)
Đi hội vía Bà   (08/03/2005)
Những vị nữ tướng thời Tây Sơn  (07/03/2005)
Hàng chục ngàn người đến với Lễ hội chùa Linh Phong  (06/03/2005)
Núi non Bình Định (kỳ 11)  (06/03/2005)
Núi non Bình Định (kỳ 10)   (04/03/2005)
Vài nét về nghệ thuật điêu khắc gỗ của người Ba na Kriêm Vĩnh Thạnh   (04/03/2005)
Núi non Bình Định (kỳ 9)  (03/03/2005)
Núi non Bình Định (kỳ 8)  (02/03/2005)