Nghĩa lớn Tăng Bạt Hổ
11:12', 1/4/ 2005 (GMT+7)

Tăng Bạt Hổ, tên thật là Tăng Doãn Văn. Ông sinh năm 1855 tại làng An Thường, phủ Bồng Sơn (nay thuộc xã Ân Thạnh, huyện Hoài Ân).

Ông tham gia lực lượng chống Pháp của Trần Xuân Soạn đóng ở Bắc kỳ, được Tôn Thất Thuyết cử về Bình Định làm Cai cơ chỉ huy đội binh đóng ở đồn An Dũ (Bồng Sơn). Năm Ất Dậu - 1885, ông tham gia phong trào Cần Vương được Mai Xuân Thưởng phong chức Tổng trấn. Tháng 2-1886 (Bính Tuất), ông được Mai Xuân Thưởng cử ra Quảng Ngãi phối hợp với nghĩa quân địa phương tiến đánh đồn Thanh Thủy (tây nam Quảng Ngãi). Cũng trong năm 1886, ông hợp lực cùng Bùi Điền chống lại quân của tên Việt gian Nguyễn Thân, tại đồn Lại Giang (Bồng Sơn). Ông bị trọng thương, nghĩa quân phải rút lui vào rừng núi, đưa ông xuống ghe qua sông Kim Sơn lên cao nguyên.

Sau khi phong trào Cần Vương do Mai Xuân Thưởng lãnh đạo bị thất bại (tháng 6-1887, năm Mậu Hợi), để tránh sự truy lùng của giặc, tháng 8 năm đó, Tăng Doãn Văn vượt biên giới Lào sang Xiêm (Thái Lan). Ở Băng Cốc, ông vận động kiều bào ta tham gia các tổ chức yêu nước hỗ trợ phong trào đấu tranh của các sĩ phu trong nước. Cuối năm 1887, Tăng Doãn Văn sang Trung Quốc rồi sang Nhật Bản tiếp xúc với các chính khách để tìm sự giúp đỡ. Cuối năm 1904, ông trở về nước tham gia Duy Tân hội và tích cực vận động phong trào Đông Du. Ngày 20-7-1905, ông đưa đường cho Phan Bội Châu và Đặng Tử Kính sang Nhật tổ chức phong trào Đông Du. Sau đó, ông trở về nước đem bài văn của Phan Bội Châu khuyến khích du học truyền bá, cổ động thanh niên Việt Nam hưởng ứng, gây dựng phong trào Đông Du ở cả nước. Đến giữa năm 1907, Tăng Doãn Văn đã tổ chức được 190 du học sinh. Ông có về thăm lại quê hương An Thường sau 20 năm xa cách.

Trong lúc phong trào Đông Du mà Tăng Doãn Văn đã tích cực góp phần sáng lập đang lên mạnh thì ngày 27-8-1907, ông đột ngột qua đời. Năm đó, ông mới 52 tuổi. Ông được đồng bào, đồng chí chôn cất tại dốc Nam Giao.

Trong dân gian lưu truyền câu chuyện ca ngợi Tăng Doãn Văn hết lòng lo nghĩa lớn khiến chúa sơn lâm cũng phải nể phục:

Khi tìm đường lên Tây Nguyên, đi đến đèo An Khê, Tăng Doãn Văn gặp cọp ra chặn đường. Ông bảo cọp tránh ra để ông đi làm nghĩa lớn. Cọp gườm gườm nhìn ông rồi cụp mắt bỏ đi. Từ đó, ông được anh em nghĩa quân gọi tên là Tăng Bạt Hổ.                           

. Hoài Nam

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Thứ Hương Sơn (kỳ 5)  (30/03/2005)
Thứ Hương Sơn (kỳ 4)  (28/03/2005)
Lẫm liệt Bùi Điền  (25/03/2005)
Thứ Hương Sơn (kỳ 3)  (24/03/2005)
Còn ai đánh nhạc võ Tây Sơn 45 trống ?  (23/03/2005)
Nghề thợ mộc ở Bình Định  (22/03/2005)
Thứ Hương Sơn (kỳ 2)  (21/03/2005)
Thứ Hương Sơn (kỳ 1)  (20/03/2005)
Tư duy kinh tế Đào Phan Duân  (18/03/2005)
Tục mừng lúa mới của đồng bào Ba na  (18/03/2005)
Những hòn độc sơn ở Bình Định  (17/03/2005)
Núi non Bình Định (kỳ 16)  (15/03/2005)
Núi non Bình Định (kỳ 15)   (14/03/2005)
Núi non Bình Định (kỳ 14)   (13/03/2005)
Núi non Bình Định (kỳ 13)   (11/03/2005)