Ẩm thực: Bánh tráng
10:51', 17/7/ 2005 (GMT+7)

Bánh tráng là món ăn thuần toàn bột gạo, chế biến thật đơn sơ: bột gạo tráng thành lớp mỏng phơi khô để ăn dần. Theo chúng tôi nghĩ bánh tráng có từ rất sớm, từ khi con người làm ra lúa gạo và biết để dành. Bánh tráng thật khô có thể để dành mấy tháng mà không bị biến chất, khi cần ăn có thể ăn ngay không qua một sự chế biến nào.

              Phơi bánh tráng.

Là một món ăn đơn giản, tiện lợi nhưng không phải vì thế mà bánh tráng mất đi vẻ trang trọng và cái ngon của nó. Ở miền Trung, nhất là ở Bình Định, bánh tráng có mặt ở khắp nơi, từ nhà giàu đến nhà nghèo đều coi bánh tráng là lương thực cần thiết. Bánh tráng không thể thiếu trong bữa ăn bình thường cũng như trong bữa giỗ, đám tiệc… Khi nào bữa thịnh soạn, bánh tráng là món khai vị trước khi nâng ly. Thường người ta dùng bánh tráng nướng qua lò than hồng. Bánh tráng vừa đủ phồng và thơm phưng phức, một hương vị riêng của miền Trung. Nhớ về những kỷ niệm thân thương ở nơi chôn nhau cắt rốn, nhà thơ Xuân Diệu đã viết:

Có gì bằng mẹ với con, có gì bằng cơm với cá

Lục lạc kêu rang rảng, bánh tráng bẻ giòn giòn

Những ngọt bùi của quê má thân thương.

Còn nhiều thứ bánh tráng khác như: bánh tráng nước dừa, bánh tráng mè, bánh hủ tiếu làm bằng bột mì nhất, cầm lên bánh nhẹ tênh, đánh rốp qua hàng răng ngọc. Bánh giòn đến dễ thương và trong phút chốc đã tan trong miệng. Bánh phồng là bánh tráng làm bằng bột nếp có pha đường, bánh xốp và nhẹ hơn cả giấy. Bánh phải nướng. Cô gái nướng bánh đôi má thêm hồng. Trông cô nướng bánh phồng cứ tưởng là cô đang múa, với đôi tay nhẹ nhàng, lanh lẹ đưa qua đưa lại nhanh nên bánh phồng không kịp cháy.

Và có lẽ bánh phồng tôm đắt giá ngày nay chỉ là biến dạng bánh tráng đơn sơ của xứ dừa Bình Định chăng? Ngày nay bánh tráng đã thành món ăn cả nước.

Nói đến cái đơn sơ, cái ngon, cái lạ của bánh tráng mà quên nói đến các tiện lợi quả là chỉ nói được cái bên ngoài mà thôi. Tính đặc biệt của bánh tráng là cái tiện lợi. Người ta ăn đủ cách từ nướng trên lửa đến nhúng trong nước đều ngon, thậm chí không nướng, không nhúng, ăn khô vẫn được. Cho nên khi vua Quang Trung tiến quân đánh quân nhà Thanh đã dùng bánh tráng làm lương khô. Phải chăng bánh tráng đã góp phần không nhỏ vào chiến thắng oanh liệt này?

Bánh tráng quả là một món ăn quen thuộc thân thương, một tự hào riêng biệt, một nét văn hóa của đồng bào của miền Trung - vùng quê nghèo mà bình dị. Bánh tráng mộc mạc đơn sơ mà nồng ấm như lòng người dân Bình Định vậy.

. Theo Văn hóa ẩm thực Bình Định

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Từ Miếu  (15/07/2005)
Trường Thi Bình Định  (13/07/2005)
Ẩm thực: Vú nàng  (11/07/2005)
Miếu Xà  (10/07/2005)
Ẩm thực: Món "Trót"  (08/07/2005)
Đồng Cô Hầu và Núi Hoàng Đế   (07/07/2005)
Vực Trầm Hương và Giếng Tiên  (06/07/2005)
Hang tối trời  (05/07/2005)
Hòn đá thần  (04/07/2005)
Thầy Nguyễn Văn Diêu  (03/07/2005)
Núi Ngang  (01/07/2005)
Hầm Hô  (30/06/2005)
Tìm hiểu nghệ thuật đánh tiêu diệt của Quang Trung (kỳ 3)  (29/06/2005)
Tìm hiểu nghệ thuật đánh tiêu diệt của Quang Trung (kỳ 2)  (28/06/2005)
Tìm hiểu nghệ thuật đánh tiêu diệt của Quang Trung (kỳ 1)  (27/06/2005)