Một đạo sắc của năm Cảnh Thịnh thứ hai
9:37', 29/9/ 2005 (GMT+7)

Tại thôn Nho Lâm, xã Bình Minh, huyện Nam Ninh (Hà Nam) hiện còn giữ được một đạo sắc quí của năm Cảnh Thịnh thứ hai.

Sắc làm bằng giấy màu vàng nhạt, bay giữa các giữa cụm mây phủ kín mặt nền. Đạo sắc dài l,1m, rộng 0,43m.

Sắc được trình bày rất đúng qui lệ của các triều đại phong kiến Việt Nam - 1/3 bên trái có ấn vuông với bốn chữ Hán: Sắc mệnh chi bảo. Phần bên phải nội dung sắc ghi thành 10 cột tính từ trái sang phải.

Nội dung của đạo sắc này được tạm dịch như sau:

"Sắc cho Vệ úy Trần Bá Hai thuộc đạo quân Trung Thành, người phủ Thiên Trường, huyện Nam Ninh, xã Đồng Hỉ là kẻ thức thời, sớm hiểu nghĩa lớn, lòng son hướng về mặt trời thỏa lòng gặp gỡ ở chốn Long Thành, ứng quẻ khuê trong ngõ tối gặp minh quân, gắng sức theo đòi nơi trướng hổ, hợp kẻ kiển, tôi hiền phò nước loạn, gian lao, không chút tiếc thân mình. Xét kẻ khôn giúp chúa ở rõ tài năng; so quẻ Tấn công ghi cần thưởng hậu. Khả phụng anh dũng tướng quân, Trung úy. Hai khoan tử, cho đem quân bảo hộ theo để tiện sai khiến, khá nên kính chặn chức trách, gắng sức chuyên cần. Kính vây thay! Nay xuống sắc như vậy đó.

Cảnh Thịnh năm thứ hai (1794) tháng tư, ngày mồng một."

Đạo sắc này là một bằng chứng xác thực các chuyện lưu truyền về Trần Bá Hai người thôn Nho Lâm. Ông là một binh sĩ thời Lê. Ở vị trí của mình ông thấy rõ sự thối nát của triều đình bán nước của Lê Chiêu Thống. Vì vậy, khi quân đội của Quang Trung thần tốc kéo vào Thăng Long, ông đã cùng binh sĩ trong cơ ngũ của mình, nổi dậy phản chiến, góp phần đáng kể vào chiến dịch giải phóng Thăng Long của Quang Trung. Với chiến công ấy, ông đã được Quang Trung phong chức Vệ úy, đến năm Cảnh Thịnh thứ hai, ông được phong Trung úy.

Cuộc phản chiến của Trần Bá Hai và nội dung của đạo sắc đã góp phần làm sáng tỏ thêm truyền thống yêu nước của nhân dân ta và đạo nghĩa ngời sáng của Quang Trung đã có sức cảm hoá mãnh liệt những con người "Sớm hiểu nghĩa tín" trong triều đình bán nước của Lê Chiêu Thống đương thời.

Và, đó cũng là một bằng chứng lịch sử về khả năng chiến thắng vô địch của quân đội Tây Sơn.

. Theo Những phát hiện mới về khảo cổ học

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Di tích Tây Sơn tại Huế  (27/09/2005)
Lòng cá chẻm  (25/09/2005)
Chuyện bánh trái trong văn học dân gian  (23/09/2005)
Truông Mây: một di tích bị lãng quên  (22/09/2005)
Giai thoại về Đào Duy Từ - nét mới trong kho tàng giai thoại Việt Nam  (21/09/2005)
Ghi chép về chùa Linh Phong  (19/09/2005)
Các món dưa ở Bình Định  (18/09/2005)
Kỳ công ngoại giao sau đại thắng mùa xuân Kỷ Dậu 1789  (16/09/2005)
Con nhum  (15/09/2005)
Hàu Bãi Xép  (12/09/2005)
Di tích lịch sử bến Trường Trầu  (11/09/2005)
Xoài tượng Bình Định  (14/09/2005)
Chèo bả trạo  (07/09/2005)
Nem chợ Huyện  (06/09/2005)
Thành Tây Sơn ở Chánh Mẫn  (05/09/2005)