Nơi thành lập chi bộ Hồng Lĩnh
9:44', 10/12/ 2006 (GMT+7)

Tại Bình Định trong những năm 1930, các chi bộ cộng sản lần lượt ra đời. Tháng 3-1930, chi bộ Nhà Đèn - chi bộ cộng sản đầu tiên của tỉnh Bình Định được thành lập ở Quy Nhơn. Tiếp đến là chi bộ trường Quốc Học Quy Nhơn. Đến tháng 8-1930 tại Hoài Nhơn, chi bộ Cửu Lợi - một chi bộ cấp huyện có số lượng đảng viên đông nhất lúc bấy giờ cũng hình thành. Ngày 20-10-1936, tại Hòn Chùa (xã Nhơn Mỹ, huyện An Nhơn), một chi bộ Đảng được lấy tên là chi bộ Hồng Lĩnh được thành lập. Chi bộ gồm 7 người, do đồng chí Nguyễn Mân làm bí thư. Địa bàn hoạt động bao gồm các làng, xã tại các huyện: An Nhơn, Bình Khê (Tây Sơn) và Nam Phù Cát. Đây là tiền thân của Đảng bộ huyện Bình Khê (Tây Sơn), An Nhơn, Phù Cát hiện nay.

Hòn Chùa còn có tên gọi là đồi Đại An. Về địa danh này, sách Đại Nam nhất thống chí có chép: "Gò Chùa ở thôn Đại An phía Bắc huyện, trước có chùa ở trên gò, nên gọi tên như thế…". Ngày nay, Hòn Chùa (hoặc Gò Chùa) thuộc thôn Đại An, xã Nhơn Mỹ, cách huyện lỵ An Nhơn 13 km về phía Tây và thành phố Quy Nhơn 35 km về phía Tây Bắc.

Sau khi thành lập, chi bộ Hồng Lĩnh đã đề ra chương trình hành động:

- Đẩy mạnh hoạt động phát triển đảng viên, đồng thời ra sức xây dựng các tổ chức quần chúng, nhất là hội tương tế, tương ái để tập hợp rộng rãi nông dân và thợ thủ công địa phương.

- Giáo dục chính trị cho quần chúng, phát động quần chúng tham gia các cuộc đấu tranh từ thấp lên cao, tập trung vào các quyền dân sinh, dân chủ… nhất là chống sưu cao thuế nặng.

- Phân công người đi Huế để bắt liên lạc với Xứ ủy lâm thời, giữ vững liên lạc với nhóm đảng viên La Hai.

Cũng trong thời kỳ này, trên khắp địa phương của tỉnh phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân phát triển ngày càng sâu rộng. Thực hiện chủ trương của chi bộ Hồng Lĩnh, từ sau cuộc họp tại Đại An, các tổ chức quần chúng như Công Hội Đỏ, Nông Hội Đỏ được phát triển tại nhiều làng quê. Trong các xưởng dệt thủ công của người Hoa, nhà máy dệt Deliqnon đã phát triển thêm một số đảng viên mới và tiến hành hoạt động dưới các hình thức hợp pháp.

Các tổ chức thời kỳ này phát triển khá rầm rộ, số hội viên ở An Nhơn, Bình Khê, Nam Phù Cát đã phát triển lên tới 30 tổ với 500 hội viên, đảng viên. Đến cuối năm 1938 đã có 32 đảng viên với 5 tổ đảng.

Từ một lực lượng rất mỏng, chi bộ đã mở rộng địa bàn hoạt động với một đội ngũ hùng hậu, vững vàng và được tôi luyện thử thách trong đấu tranh. Biết đúc rút những kinh nghiệm qua từng thời kỳ, đồng thời lại biết vận dụng thời cơ thuận lợi để đưa ra những phương sách cho đường lối đấu tranh phù hợp.

Dưới sự lãnh đạo của chi bộ, phong trào đấu tranh ngày càng được mở rộng và hiệu quả cao, đưa lại quyền lợi thiết thực cho quần chúng nhân dân, nhân dân tin theo Đảng đấu tranh trực diện với kẻ thù. Là một bộ phận của cao trào vận động dân chủ Đông Dương, sự ra đời của chi bộ không chỉ có ý nghĩa lớn lao đối với huyện An Nhơn, mà còn là sự kiện lịch sử quan trọng của tỉnh Đảng bộ, ghi nhận một giai đoạn phát triển mới của phong trào cách mạng Bình Định.

Trên mảnh đất năm xưa ấy, nay đã được quy hoạch bảo vệ, dù rằng không để lại dấu tích gì, nhưng những giá trị về một sự kiện lịch sử thì vẫn còn sống mãi trong lòng nhân dân.

  • B. Huy(theo Địa chí Bình Định)
In trangGửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Khu vườn nhà của Tăng Bạt Hổ  (08/12/2006)
Vỡ mộng bá vương  (08/12/2006)
Danh tướng Ngô Văn Sở và vua Càn Long  (07/12/2006)
Bàu Sấu  (06/12/2006)
Bãi Nhạn - Núi Tam Tòa  (01/12/2006)
Chuyện tình của một vị tướng  (01/12/2006)
Tân phủ Càn Dương  (28/11/2006)
Gò Đá Đen  (27/11/2006)
Nguyễn Nhạc và gươm thần Pra Khan  (24/11/2006)
Dấu tích Chiêm đô trên đất Bình Định  (20/11/2006)
Có một “Triệu Tử Long” thời Tây Sơn  (17/11/2006)
Núi Bà - Đá Vọng Phu  (16/11/2006)
Người làm nên trận thắng oanh liệt cuối cùng cho nhà Tây Sơn   (10/11/2006)
Phế tích hai tháp Tân Kiều, Chà Rây  (09/11/2006)
Ăn hàu ghềnh đá  (07/11/2006)