Thứ ba, ngày 15/4/2025

Bình Định Online cập nhật nhiều lần trong ngày !
| Liên kết | Tìm kiếm

- Lễ hội kỷ niệm 48 năm ngày chiến thắng Đèo Nhông – Dương Liễu

- Lễ hội kỷ niệm 224 năm Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa

- Hân hoan đón chào năm mới

- Thành công tốt đẹp

- Ấn tượng “Lễ hội đường phố”

- Đắm mình trong không gian võ

- Khai mạc Liên hoan Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam lần IV

- Lãnh đạo UBND tỉnh thăm các cơ quan báo chí

Ø Các làn điệu dân ca và bài chòi: Tiếng hát Kim Cúc

Ø Làn điệu dân ca

Ø Album mới, ca khúc mới

- Ở lại với dòng sông

- Tiến sĩ Bình Định hiện đại

- Bình Định -
Một vùng đất võ

- Mịch Quang

Kịch bản - Hồi ký

- Bão táp cung đình

- Sông Côn mùa lũ

- Tàu thống nhất

- Máy bay

- Xe Buýt

- Lịch xe khách

- Khách sạn - Nhà hàng

- Thông tin tuyển dụng

- Điện - Nước

- Dự báo thời tiết

- Chương trình Truyền hình

- Kết quả xổ số kiến thiết

- Quảng cáo

Du lịch Việt Nam trong năm 2013: Hướng đến thị trường mới

Trong hai tháng đầu năm 2013, lượng khách quốc tế tại nhiều thị trường vốn được xem là thế mạnh của du lịch nước ta bất ngờ giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2012.

3 đứa trẻ nghèo, mồ côi mẹ

Anh Trương Thành Đáo (34 tuổi) có vợ là Trần Thị Hồng (36 tuổi), ở thôn Thanh Danh, xã Nhơn Phong, thị xã An Nhơn. Gia đình làm nông, chỉ có 2 sào ruộng canh tác nên thu nhập rất thấp.

 
An Nhơn - vựa lúa của Lâm Đồng
14:27', 10/3/ 2006 (GMT+7)

Mấy mươi năm trước, mang theo tên làng tên xã đi lập nghiệp, những người con của quê hương An Nhơn – Bình Định lên cao nguyên Lâm Đồng xây dựng quê hương mới. Và nay, nơi họ an cư lạc nghiệp là một vựa lúa nổi tiếng trên đất cao nguyên. Đó là vựa lúa An Nhơn, thuộc huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng.

 

Xanh mượt cánh đồng lúa của người dân Bình Định trên Tây Nguyên. 

 

Đạ Tẻh là một huyện kinh tế mới nằm ở phía nam tỉnh Lâm Đồng, ở đây hầu như rặt dân “nẫu”. Anh Nguyễn Hữu Hiền, Chủ tịch xã An Nhơn (người gốc huyện An Nhơn, Bình Định), thông báo một con số gây bất ngờ cho nhiều người: “Năm 2005 vừa rồi, xã An Nhơn đạt tỷ lệ bình quân đầu người gần 1,7 tấn lương thực quy thóc”. Vừa nói, anh vừa nhắc đi nhắc lại rằng “Đơn vị tính bằng tấn - 1,7 tấn mỗi người một năm!”. Sau đó, anh lại nói thêm như thể diễn giải vì sợ người nghe nghe nhầm, rằng: “An Nhơn chúng tôi năm vừa rồi đạt năng suất lúa bình quân 45,5 tạ/ha, cao nhất từ trước tới nay; và dĩ nhiên đây là năng suất lúa bình quân cao nhất nhì tỉnh Lâm Đồng”.

1.

Thật thế, nói đến An Nhơn của huyện Đạ Tẻh là nói đến lúa: Lúa chiếm gần 92% tổng diện tích gieo trồng; trong tổng sản lượng lương thực quy thóc năm 2005 trên 7.660 tấn, lúa chiếm phần lớn.

Câu chuyện của một người bà con của chúng tôi ở An Nhơn: Ngày mới vào lập nghiệp (giữa những năm 80 của thế kỷ XX), cứ mỗi lần có bà mụ đến “thăm” nhà, nghe tiếng trẻ con oe oe từ trong buồng vợ vọng ra là đầu ông nghĩ ngay đến cái thạp gạo, và dường như cái thạp gạo luôn túc trực trong đầu ông. Mà khổ nỗi, hễ đứa nhỏ vừa chớm lồm cồm trườn qua ngạch cửa thì “nỗi lo cũ” lại trở lại thành nỗi lo mới, mới toanh, và lặp lại rất nhiều lần như thế – vợ ông “mắn” đến mức ấy đấy! Nhưng bây giờ thì khác rồi. Và ông cười xòa mỗi lần gặp chúng tôi: “Thật là … đất nuôi chúng lớn!”. Còn đây là “gia cảnh” chị Đinh Thị Minh: So với nhiều người thì chị Minh từ quê Bình Định vào lập nghiệp ở An Nhơn có muộn hơn. “Hồi mới vào – 1990, đất đai ở đây khan hiếm lắm rồi chứ không “rộng rãi” như ngày trước đâu. Không những hiếm đất mà trên vai tôi lúc ấy là cả một gánh nặng…” – chị Minh tâm sự. Chị Minh không muốn nhắc lại những tháng ngày không chỉ có sự cơ cực mà còn có cả những tủi hờn nữa. Dẫu vậy, xin phép chị, chúng tôi xin được kể ra đây: Ngày mới vào, trên vai chị là hai đứa con nhỏ dại và đặc biệt là còn có cả một anh chồng nghiện ngập nữa. Chị Minh ngày ấy chỉ có đôi bàn tay trắng – không tiền bạc, không nhà cửa, không tấc đất cắm dùi. “Nhưng không máu mủ thì cũng ruột rà quê hương chứ, bỏ nhau sao được phải không?” – Chủ tịch Hiền hỏi ngược chúng tôi nhưng thực ra đó là câu trả lời. Câu trả lời này có nội dung: Trước hoàn cảnh khốn khó của chị Minh, bà con làng xóm xúm vào mỗi người giúp một tay. Người cho mượn rẻo đất làm nhà, người góp cây gỗ, người giúp ngày công, người cho vay ít tiền… Dần dà, chị Minh mua được một ít đất ruộng, làm lúa một vụ rồi hai vụ và bây giờ là ba vụ. Lúa của chị Minh từ năng suất trên dưới 2 tạ mỗi sào (1.000m2), giờ tăng lên 5 tạ (5 tấn/ha). Giờ “hành chính” của chị là ruộng lúa, giờ nghỉ thì lo con heo con gà. Cái khó vơi dần. Đến lúc này, cùng với chăn nuôi, ruộng lúa của chị với năng suất cao nhất nhì xã đã đưa chị từ một người phụ nữ đầu tắt mặt tối suốt ngày vẫn không đủ ăn, trở thành một nông dân điển hình của xã An Nhơn, một hội viên điển hình của Hội Phụ nữ xã. Hơn thế, tấm lòng người vợ và người mẹ ấy không những trải ra với ruộng đồng để vun vén gia đình mà còn là sự bao dung, chở che, bao bọc hai đứa con nhỏ lớn khôn (học giỏi) và đặc biệt là “cải hóa” được anh chồng nghiện ngập từ bỏ con đường cũ để trở thành một người đàn ông có ích, ít nhất là cho gia đình (chồng chị đã cai nghiện thành công từ vài năm qua).

 

Nhờ chủ động được nguồn nước nên không những năng suất lúa đạt 45,5 tạ/ha mà bà con còn trồng cả rau xanh hàng hóa.

2.

“Xã mình có nhiều hoàn cảnh như chị Minh không?” – chúng tôi buột miệng hỏi câu hơi ngớ ngẩn. Nhưng Chủ tịch Hiền thì trả lời thật lòng: “Giống gia cảnh chị Minh thì không có. Nhưng nghèo như chị hoặc nghèo gần như chị thì nhiều lắm. Những ngày đầu ai mà không có những khó khăn riêng”. Sau câu nói của Chủ tịch Hiền, câu chuyện của chúng tôi tuy cũng xoay quanh đồng ruộng An Nhơn nhưng chuyển sang hướng làm thuỷ lợi, về các giống lúa, về mô hình canh tác mới… Anh Hiền nói như trong sách: “Lúa là cây trồng chính của An Nhơn. Do vậy, việc canh tác theo hướng sản xuất mới rất được chính quyền và bà con nông dân quan tâm”. Hướng sản xuất mới mà anh Hiền muốn nói đó là việc thực hiện mô hình cánh đồng lúa đồng trà, đồng vụ.

Ở An Nhơn, 50ha lúa đã được đưa vào sản xuất theo mô hình này. “Làm đồng trà, đồng vụ, không những hạn chế được sâu bệnh mà còn tiết kiệm được công lao động, dễ thực hiện ứng dụng các giống mới, lúa cho năng suất cao hơn, chất lượng gạo tốt hơn…” – anh Hiền nói. Ở chân ruộng “đồng trà, đồng vụ” 50ha liền bờ liền khoảnh này của xã An Nhơn, từ hai năm qua, nhiều giống lúa mới cho năng suất và chất lượng cao đã được đưa vào ứng dụng như IR 59606, OCS 96, VND 95-20, IR 64, OM 35-36… Điều đáng nói nữa, cánh đồng “đồng trà, đồng vụ” của An Nhơn là mô hình được thực hiện theo một quy trình kỹ thuật khá nghiêm ngặt của chương trình phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) của tỉnh Lâm Đồng.

 

Nhờ chủ động được nguồn nước nên không những năng suất lúa đạt 45,5 tạ/ha mà bà con còn trồng cả rau xanh hàng hóa.

 

Cũng ở vựa lúa An Nhơn, ngoài việc đưa các giống mới vào canh tác, cánh đồng “đồng trà, đồng vụ” còn là “điểm” của công tác thuỷ lợi cả xã. “Nói chuyện thuỷ lợi thì dài lắm” – anh Hiền bảo thế. Do vậy, chúng tôi chỉ ghi được vào sổ tay một câu “thâu tóm” cả “một trời thuỷ lợi”, rằng: “Nếu các nơi trên đất Lâm Đồng, người nông dân ngay ngáy lo cho đồng ruộng thiếu nước (cả tỉnh bình quân chỉ đảm bảo 20% diện tích đất canh tác chủ động nước tưới) thì nhà nông ở An Nhơn “rung đùi” xuống giống từ 2 – 3 vụ mỗi năm”. Và, một tin vui mới: An Nhơn là địa phương được Lâm Đồng chọn triển khai “Dự án sản xuất lúa chất lượng cao” – một dự án được bắt đầu thực hiện trong năm 2006 này. Nhắc đến dự án mới toanh này, Chủ tịch Hiền cao hứng nói liên miên làm tôi ghi đầy cả sổ tay. Nhưng đó là chuyện chỉ mới bắt đầu. Tuy nhiên, một số liệu về vựa lúa An Nhơn mà chúng tôi cho rằng không thể không nêu ra đây: Với mô hình dự án mới, An Nhơn ngay trong năm 2006 phấn đấu đạt bình quân lương thực đầu người xấp xỉ 2 tấn/ha!

“Mình vui niềm vui của bà con Bình Định đã làm nên một vựa lúa trên đấy Nam Tây Nguyên!” – cuối cùng, Chủ tịch Nguyễn Hữu Hiền cũng không thể giấu nổi xúc động khi nắm tay chúng tôi thật chặt trước khi nói thêm một lời hẹn.

  • Khắc Dũng

(Cộng tác viên Báo Bình Định ở Lâm Đồng)

Gửi tin nay qua Email In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Kiến trúc đô thị biển Việt Nam: Hướng tới một "thương hiệu"  (09/03/2006)
Tỷ phú Bình Định làm giàu giữa núi rừng EaTrol  (09/03/2006)
Tôi từ chân đất đi lên  (09/03/2006)
Nghệ sĩ Tài Linh - Những nấc thang nghệ thuật   (06/03/2006)
Nối mạng với Lâm Duy Việt   (01/03/2006)
"Phía bên kia" là quê hương tôi!  (27/02/2006)
Lội vào sào huyệt của Bàu Đá  (25/02/2006)
Chinh phục đỉnh Hàm Rồng  (24/02/2006)
GS.TSKH Bùi Văn Ga nhận Huân chương Hàn lâm của Pháp  (23/02/2006)
Cốm ngễnh Bình Định và hạt nếp sột soạt  (22/02/2006)
Võ sư Quốc Cường - Người ăn bóng đèn, nuốt rắn sống  (19/02/2006)
Hoang sơ Đá Bàn  (17/02/2006)
Hoàng đế Quang Trung được Càn Long trọng thị như thế nào  (17/02/2006)
Mùa xuân đi coi hát bội  (17/02/2006)
Hồ Hoa Huệ - Nữ chưởng môn độc nhất vô nhị  (17/02/2006)
 
Theo dòng thời sự

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Chính phủ Việt Nam ngày 7.3 đã ký 2 hiệp định vay vốn với tổng trị giá 111,88 triệu USD nhằm hỗ trợ Việt Nam phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng phát thải khí các-bon thấp và tăng cường năng lực của Chính phủ để khởi động, chuẩn bị và triển khai tốt hơn các dự án do ADB tài trợ.

Một trận động đất 3,6 độ richter gây rung chuyển toàn vùng núi tại khu vực huyện Bắc Trà My, Quảng Nam vào lúc 15 giờ 39 ngày 7.3. Trận động đất này đã phát ra tiếng nổ và kéo dài khoảng 3 giây. Theo đánh giá của Viện Vật lý địa cầu, động đất gây nên rung động cấp IV (theo thang MSK-64) ở khu vực chấn tâm động đất. Đây là trận động đất thứ 7 trong vòng 4 ngày qua tại khu vực này.

Văn hóa lễ hội

Từ bao đời nay, lễ hội luôn giữ vai trò như sợi dây gắn kết cộng đồng, tạo dựng không gian văn hóa vừa trang trọng, linh thiêng vừa tưng bừng, náo nức mỗi dịp đầu năm. Lễ hội cũng là dịp để mỗi người trở về với cội nguồn dân tộc, tưởng nhớ công ơn người đi trước, cầu mong những điều tốt lành.

Báo Bình Định xuất bản: Thứ hai, ba, tư, năm, sáu, bảy, chủ nhật và Bình Định điện tử
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định

(Giấy phép xuất bản số 500/GP-BVHTT của Bộ Văn hóa - Thông tin cấp ngày 15.11.2002)
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn - Điện Thoại: 056.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail: tsbbd@dng.vnn.vn - http://www.baobinhdinh.com.vn