Kỷ niệm 31 năm giải phóng Bình Định (31-3-1975 – 31-3-2006)
Gặp lại người cắm cờ giải phóng trên Dinh tỉnh trưởng năm xưa
8:27', 31/3/ 2006 (GMT+7)

Vào những ngày cuối tháng 3 lịch sử này, những chiến sĩ Đại đội 2 thuộc Tiểu đoàn 50 lại sống dậy những hình ảnh oai hùng trong những giờ phút chiến đấu ác liệt để giải phóng thành phố Quy Nhơn. Với riêng chiến sĩ Võ Lụa, người cắm lá cờ giải phóng trên Dinh tỉnh trưởng Bình Định vào ngày 31-3-1975, thì đó là một niềm vinh dự lớn nhất của cuộc đời mình.

Đồng chí Võ Lụa lúc còn trong quân đội. Ảnh: C.X

Trên đường tìm đến nhà người thiếu úy chính trị viên Đại đội 2 năm xưa, chúng tôi cứ hình dung về ông Võ Lụa với hình ảnh là một người cựu chiến binh tóc đã bạc trắng, đang vui vầy với đàn cháu nhỏ… Nhưng tiếp chúng tôi là một người đàn ông ngoài 50 tuổi, dáng người đậm, nước da ngăm ngăm, rắn chắc như một lão ngư. Sau một hồi trò chuyện, chúng tôi mới biết ông cũng từng là lão ngư thật. Nghỉ hưu năm 1988, ông Lụa về công tác ở địa phương, kinh tế quá khó khăn, ông phải đi biển để nuôi sống gia đình. Những năm tháng khổ cực trong chiến tranh đã bào mòn phần nào sức lực, nên ông làm biển cũng chỉ được vài năm rồi về nhà cùng vợ trông coi việc buôn bán gạo (thôn Tân Thành 1, xã Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn). Nhờ buôn bán có uy tín, kinh tế gia đình ông ngày một khá lên, lo cho 2 con trai ăn học (đứa lớn đang học năm 4 Đại học Quy Nhơn, còn người con út sắp thi vào đại học).

Với giọng đầy tự hào, ông Lụa kể về đơn vị của mình: "Tiểu đoàn 50 là tiểu đoàn Anh hùng, Đại đội 2 của chúng tôi lại là nòng cốt của Tiểu đoàn nên được giao nhiệm vụ đánh vào Dinh tỉnh trưởng. Sau khi chiếm được Dinh tỉnh trưởng (khuya 31-3), chúng tôi bắt đầu truy quét địch ở dọc bờ biển Quy Nhơn. Nhưng sang ngày 1-4, Sư đoàn 22 của địch từ Bình Khê mở đường máu xuống Quy Nhơn để tìm lối thoát duy nhất bằng đường biển. Vì vậy, chúng tôi nhận được lệnh phải quay lại tiêu diệt lực lượng này. Lúc này địch rất hoang mang, vì vậy chỉ trong ngày 1-4, các lực lượng của ta đã tiêu diệt và bắt sống hàng ngàn tên địch…".

Ông Lụa lập gia đình 6 năm sau ngày đất nước thống nhất, vợ ông trước đây cũng là bộ đội của huyện Hoài Nhơn, sau đó bà chuyển sang làm ở Hội Phụ nữ rồi làm phó Phòng Giáo dục huyện trước khi về hưu. Đều từng tham gia quân đội nên hai vợ chồng ông Lụa luôn tâm niệm: dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, phải luôn sống sao cho xứng đáng với những phẩm chất tốt đẹp của anh "Bộ đội Cụ Hồ".

  • Lê Cường
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Người có 1.800 loại tiền  (28/03/2006)
Trần Lâm Hồng - trưởng thành từ nghèo khó  (29/03/2006)
Cát Tiên - nối một đại dương   (23/03/2006)
Lửa và Rượu trong đời sống đồng bào Nam Tây nguyên  (22/03/2006)
Dấu ấn Nguyễn Huệ trên đất Phú Xuân  (21/03/2006)
Bún, gỏi sứa  (21/03/2006)
Những ngôi mộ của Trần Văn Kỷ  (20/03/2006)
Người giữ hồn Chăm  (15/03/2006)
Săn "cá vua"  (14/03/2006)
Gia đình có 2 Bộ trưởng, một Tổng cục trưởng  (13/03/2006)
Trò chuyện với tài năng trẻ Trần Đăng Khoa   (11/03/2006)
An Nhơn - vựa lúa của Lâm Đồng   (10/03/2006)
Kiến trúc đô thị biển Việt Nam: Hướng tới một "thương hiệu"  (09/03/2006)
Tỷ phú Bình Định làm giàu giữa núi rừng EaTrol  (09/03/2006)
Tôi từ chân đất đi lên  (09/03/2006)