Làng đúc chậu kiểng
8:19', 3/5/ 2006 (GMT+7)

Trên đoạn đường qua xã Phước Lộc (Tuy Phước), trên nhiều sân nhà những chậu hoa kiểng đúc bằng xi măng được bày ngổn ngang. Kể từ khi thị trường cây cảnh phát triển, nghề đúc chậu cũng nhờ đó mà khấm khá…

* Nghề ít cần sức

Sau lần “chết đi sống lại” từ tai nạn do xe độ chế, sức khỏe yếu hơn trước, anh Hồ Khắc Định, 38 tuổi, ở thôn Quảng Tín, đã quyết định chuyển sang làm những công việc khác nhẹ hơn. Suy đi, tính lại anh chọn nghề đúc chậu kiểng bởi nhà anh nằm sát Quốc lộ 1, rất thuận tiện cho việc mua bán, vận chuyển. Thứ nữa, như anh nói, thì nghề này không cần sức vóc nhiều, chỉ cần chịu khó tỉ mẩn hợp với sức anh. Cái sân rộng hơn 100m2 của anh chất đầy những cát, xi măng, chậu kiểng. Những chậu đã hoàn chỉnh, được chủ nhân bày ra ngoài sân, gần lề đường, vừa đỡ mất diện tích trong sân vừa quảng cáo sản phẩm. Anh Định tâm sự: “Mới làm nghề từ đầu năm nay nên bạn hàng cũng chưa có mấy. Cứ thủng thẳng mà làm, khỏe làm nhiều, mệt… nghỉ”.

 

Nghề đúc chậu kiểng thu hút khá đông lao động nông nhàn - Ảnh: T.H

Trung bình một ngày anh Định đúc chừng 4-5 chậu nếu là loại to (đường kính khoảng 1m), nếu chậu nhỏ cũng được trên chục chiếc. Lấy công làm lời, sau khi trừ mọi chi phí cát, xi măng anh có thể kiếm được 30.000- 40.000 đồng/ ngày. Ngoài đúc chậu, đôn bằng phương pháp quay ly tâm, anh Định còn làm chậu cây cảnh bằng đá mài, đắp hòn non bộ…

Cách đó, không xa, cơ sở đúc chậu kiểng của nhà anh Ba Sang trông có vẻ tấp nập hơn. Chị Nguyễn Thị Thúy Nga, chủ cơ sở, đang đúc chậu cùng với hai phụ nữ khác, khiêm tốn: “Mới đầu chỉ định làm kiếm đủ tiền nuôi con ăn học, nhờ mấy năm nay thị trường cây cảnh hút hàng, nhất là phong trào chơi gốc cây to như sanh, si, lộc vừng… phát triển mạnh nên công việc làm ăn ngày càng được mở rộng hơn…”. Chị Nga trước công tác ở xã, sau vì hoàn cảnh gia đình, chị nghỉ ở nhà và theo nghề  đúc chậu. Vừa là chủ vừa là công nhân bởi chị Nga còn thuê thêm hai người nữa làm việc quanh năm, trả công mỗi ngày 25.000 đồng. Mỗi ngày, cơ sở của chị Nga có thể cho ra lò vài chục chậu kiểng với những kích cỡ khác nhau. Mỗi lần xuất cả hàng trăm chậu cho các bạn hàng ở Quy Nhơn, Phú Tài, lên một số tỉnh Tây Nguyên như Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng.

Hiện giá chậu dao động từ 1.500- 140.000 đồng/ chậu, càng lớn càng đắt tiền. Ngoài chậu kiểng mộc bằng xi măng, nếu khách có nhu cầu các cơ sở còn quét sơn đỏ để chống rong. Chậu quét sơn đắt hơn chậu kiểng xi măng từ 10.000-30.000 đồng/ chậu. Đồ nghề làm rất đơn giản: bay loại nhỏ, chày nện đất, thước đo độ dày mỏng, các khuôn đúc đã có sẵn…  

* Nghề của làng

Từ Quốc lộ 1 đi vào khoảng hơn 200m là đến thôn Trung Thành (xã Phước Lộc)- nơi số gia đình làm chậu kiểng có đến cả chục. Ông Ba Hậu, trước là giáo viên, sau theo nghề đúc chậu cùng với vợ, cho biết: Nghề đúc chậu kiểng ở Phước Lộc đã có gần hai chục năm nay. Họ làm châïu  bỏ cho các nhà vườn trồng hoa tại địa phương và một số bạn hàng khác. So về số lượng và quy mô, các hộ ở trong thôn làm không thể bằng các hộ ở mặt đường quốc lộ vì trên đó thuận tiện cho đi lại, mua bán hơn. “Nhưng nói đến người khai sinh ra nó, rồi tạo ra các họa tiết trang trí trên thân chậu hình hoa cúc, con rồng… thì đó là công của ông Ba Cảnh”- ông Hậu khẳng định.

 

Ông Hà Xuân Cảnh người có công đầu tiên “đem” nghề đúc chậu về thôn Trung Thành, xã Phước Lộc - Ảnh: T.H

Ông Ba Cảnh (tên thật Hà Xuân Cảnh) năm nay 63 tuổi. Khởi đầu, ông cũng chỉ là người chơi cây. Một lần xuống chơi ở Phước Quang (Tuy Phước), ông Cảnh thấy người ta đúc chậu. Về nhà, ông cũng nghiên cứu đúc chậu trồng các cây cảnh trong nhà. Vốn là người yêu thích thơ ca, hoa cỏ nên ông nghiên cứu các họa tiết khá độc đáo, lạ mắt trang trí cho các chậu cây của mình. Thấy hay, nhiều người đến đặt ông làm chậu. Có thời gian ông là “mối ruột” của Câu lạc bộ cây cảnh Trúc Lan Viên ở thành phố Quy Nhơn. Thấy ông làm đắt khách, mấy người trong xóm đến học hỏi làm theo. Những năm sau đó, phong trào chơi cây cảnh phát triển, nghề đúc chậu kiểng ngày càng có đất sống….

Cùng với sự mở rộng thị trường cây cảnh, nghề đúc chậu ngày càng phát triển. Không như các loại chậu cổ, châïu sứ vừa cầu kỳ vừa đắt tiền, chậu kiểng xi măng thích hợp với giới bình dân “ăn chắc mặc bền”. Chị Ba- một trong hai phụ nữ làm công cho chị Nga- tâm sự: “Nghề này không cần sức nhưng làm lâu thì đau lưng, mỏi gối dữ lắm nhưng riết rồi cũng quen. Nghề này, thường thích hợp với phụ nữ có gia đình như chúng tôi, chớ thanh niên trong xóm chúng đi làm gỗ hết vì lương cao hơn”.

  • Thu Hà
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Rủ nhau đi đánh bài chòi  (02/05/2006)
Bánh tráng Tư Nam  (02/05/2006)
Vị tướng Tây Sơn kỳ lạ  (28/04/2006)
"Bánh tráng trên lưng ngựa"  (27/04/2006)
Phong trào Tây Sơn trên đất Phú Yên   (24/04/2006)
Học trò trường huyện đi thi   (21/04/2006)
Hương quê Bình Định đến với người tiêu dùng trong nước  (19/04/2006)
Cô gái "số 1"  (18/04/2006)
Đường "Hòa Bình" - con đường lịch sử và ký ức  (10/04/2006)
Anh hùng LLVT Nguyễn Kim: Khi nghĩ về quê hương, tôi không sợ gì hết  (31/03/2006)
Gặp lại người cắm cờ giải phóng trên Dinh tỉnh trưởng năm xưa  (31/03/2006)
Người có 1.800 loại tiền  (28/03/2006)
Trần Lâm Hồng - trưởng thành từ nghèo khó  (29/03/2006)
Cát Tiên - nối một đại dương   (23/03/2006)
Lửa và Rượu trong đời sống đồng bào Nam Tây nguyên  (22/03/2006)