Bàn thành tứ hữu
8:51', 2/6/ 2006 (GMT+7)

Bàn thành tứ hữu (4 người bạn ở đất Bàn thành, tức thành Đồ Bàn) là tên gọi mà một người Bình Định thời ấy dùng để gọi 4 nhà thơ: Hàn Mặc Tử (long), Yến Lan (lân), Quách Tấn (quy) và Chế Lan Viên (phụng).

4 người bạn đã gặp nhau từ khi nào? Theo hồi ký của Yến Lan thì Yến Lan lớn hơn Chế Lan Viên 4 tuổi và học trên Chế ba lớp trong Trường Tiểu học Pháp - Việt ở thị trấn Bình Định. Họ chơi thân với nhau, có cuốn sách hay, bài thơ mới đều đọc cho nhau nghe. Chiều chiều, họ bá vai nhau lên lầu cửa Đông thành Bình Định ngắm cảnh và bàn chuyện văn chương. Còn Quách Tấn thì họ biết sau khi thi sĩ này đã xuất bản Một tấm lòngMùa cổ điển.

Hàn Mặc Tử và Chế Lan Viên quen nhau khi Chế 16 tuổi và Hàn 24 tuổi. Chế thường mang thơ của mình cho Hàn đọc, góp ý. Có bài thơ mới, Hàn Mặc Tử lại đọc cho Chế Lan Viên nghe. Cũng với sự khuyến khích của Hàn, Chế đã hoàn thành bản thảo tập Điêu tàn và xuất bản năm 1937. Còn cuộc gặp gỡ giữa Yến Lan và Hàn Mặc Tử thật đặc biệt. Đó là vào một sáng chủ nhật giữa năm 1930, Yến Lan đang ngồi chép lại bài thơ mới làm hôm qua tại chùa Ông (Bình Định) thì Hàn Mặc Tử đưa Nguyễn Công Hoan đến vãn cảnh chùa. Biết Yến Lan có làm thơ, Hàn Mặc Tử mời Yến Lan có dịp vào Quy Nhơn ghé chơi tại nhà ở số 20 Khải Định. Sau đó, Yến Lan kể chuyện này với Chế Lan Viên và Chế cho hay ông đã quen với Hàn Mặc Tử rồi.

Với sự gắn bó này, những người bạn thơ chia sẻ với nhau quan niệm sáng tác cũng như những trăn trở của mình trên con đường sáng tạo. Tuy nhiên, mỗi người trong nhóm lại theo một khuynh hướng sáng tác khác nhau. Quách Tấn theo khuynh hướng hiện thực xen lẫn lãng mạn với sắc thái cổ điển; Yến Lan lãng mạn, Chế Lan Viên và Hàn Mặc Tử theo khuynh hướng tượng trưng, riêng Hàn Mặc Tử thêm phần siêu thực. Do vậy, chỉ có thể xem Bàn thành tứ hữu là một nhóm thơ, một sự gắn kết với nhau bằng tình thi ca, bằng hữu, hơn là một trường phái sáng tác. Nhưng từ cơ sở nhóm thơ này, sau này, Hàn Mặc Tử khởi xướng ra Trường thơ Loạn với Yến Lan, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên và sau này thêm Bích Khê tham gia.

Mỗi thi nhân trong Bàn thành tứ hữu sau này đều trở thành những tên tuổi sáng chói trên bầu trời thi ca Việt Nam hiện đại. Bàn thành tứ hữu đã trở thành niềm tự hào của người Bình Định khi nói, viết về quê hương mình, một vùng đất võ - trời văn.

  • Khải Nhân
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
“Đi bụi” trên đất Tây Sơn  (01/06/2006)
Người mang lại niềm vui cho giáo dân Quy Hiệp  (30/05/2006)
Anh Long bắt trộm  (30/05/2006)
Cá chạch nấu lá gừng   (25/05/2006)
Một luật sư trợ giúp pháp lý tích cực   (24/05/2006)
Cô bé mê toán   (23/05/2006)
Một số cống hiến trên lĩnh vực quân sự của Đào Duy Từ   (22/05/2006)
Người “lập dị” đáng quý   (22/05/2006)
Tự học vẫn đoạt giải   (16/05/2006)
Đôi nét về tổ chức quân đội Tây Sơn   (15/05/2006)
Bãi Bàu cát trắng biển xanh  (12/05/2006)
Cần tìm giá trị mới cho cây tre !   (08/05/2006)
Lá huyết thư giữ vững thành trì   (05/05/2006)
Làng Lạc Giao (Buôn Ma Thuột) thờ Đào Duy Từ làm thành hoàng   (03/05/2006)
Làng đúc chậu kiểng   (03/05/2006)