Vị quan được dân khẩn cầu tái nhiệm
10:14', 11/8/ 2006 (GMT+7)

Vũ Văn Hiệu người ở thôn Kiên Lao, huyện Tuy Viễn (nay là thôn Thuận Hạnh, huyện Tây Sơn). Ông là người thông minh, học giỏi, nghiền ngẫm đạo lý thánh hiền, dùi mài kinh sử. Chí những muốn làm rạng rỡ quê hương giữa chốn trường thi kinh kỳ.

Đến năm 1847, ông thi đỗ Tiến sĩ. Đời làm quan của ông ngắn ngủi nhưng khá hanh thông. Buổi đầu, triều đình bổ làm một chức quan soạn sử ở Viện Hàn lâm. Ít lâu sau, biết tài đức của ông, vua thăng làm Tri phủ Tuy Biên (Châu Đốc ngày nay). Với quan điểm thân dân, làm quan đứng đầu một phủ, từ việc lớn đến việc nhỏ trên vùng đất trấn biên xa xôi, ông đều xem xét giải quyết đến nơi đến chốn, nên rất được lòng dân.

Tuy Biên thời ấy, có chợ nhóm họp đông đúc, tàu thuyền Việt - Miên theo sông Hậu Giang tụ tập buôn bán sầm uất. Tuy nhiên, đằng sau cảnh đô hội ấy, là nạn trộm cướp, trật tự an ninh rối ren. Thấy vậy, ông liền cùng nha lại trong phủ chấn chỉnh lại bộ máy cai trị từ phủ đến xã, thôn. Chọn người công minh giao việc, ban bố luật lệ triều đình đến từng thôn xóm, tổ chức tuần tra canh gác nghiêm ngặt, truy bắt tận gốc phường trộm cướp, xử phạt công minh các vụ kiện cáo. Nhờ vậy, sau một thời gian ngắn, cuộc sống bình yên trở lại. Tới năm 1849, nạn đói và dịch bệnh hoành hành khắp vùng. Ông vận động các nhà hào phú và trích kho lương của phủ chẩn cấp cho người nghèo. Gia đình ông cũng bớt phần ăn để cứu đói. Đồng thời, ông huy động lương y chữa dịch bệnh cho dân không lấy tiền. Tiếng tốt về ông vang vọng về triều, vua Tự Đức ban khen, thưởng bạc lụa và triệu về triều đình làm Ngự sử (chức quan can gián vua). Dân phủ Tuy Biên kêu xin ông ở lại. Nhà vua đành gia hàm Thị độc cho ông và cho dân đạt ý nguyện.

Cũng trong năm ấy, dân vùng Ba Xuyên (Sóc Trăng ngày nay) nổi loạn. Các đại thần tâu vua điều ông sang Ba Xuyên trấn nhậm. Nhờ tài của ông, trong một thời gian ngắn, vùng đất này trở lại bình yên. Tới năm 1852, thân sinh ông qua đời, ông phải về quê chịu tang. Hai năm sau, hết tang cha, theo khẩn cầu của dân, đại thần Nguyễn Tri Phương tâu vua để ông tái nhậm Tri phủ Ba Xuyên. Từ quê, ông lại rong ruổi vào Nam. Buồn thay, vào tới nơi thì ông bị trọng bệnh mà qua đời, lúc mới 43 tuổi, trong niềm thương tiếc của người dân.

  • Nguyễn Xuân Nhân
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Tiến sĩ tuổi 27  (10/08/2006)
Người truyền bá võ cổ truyền Việt Nam ra nước ngoài  (08/08/2006)
Tham vọng của một bác sĩ giỏi  (07/08/2006)
Vị tướng người Bình Định hy sinh trong những ngày đầu chống Pháp  (04/08/2006)
PHẦN MỀM QUẢN TRỊ BÁN HÀNG   (03/08/2006)
Trò chuyện với sinh viên giỏi nhất thế giới  (03/08/2006)
Thêm một giả thuyết mới về mộ vua Quang Trung  (01/08/2006)
Nuôi con ăn học bằng lúa, khoai quê nghèo  (01/08/2006)
Sông Kôn mùa võ  (31/07/2006)
Còn không hở cốm ?  (31/07/2006)
"Nước loạn anh hùng khoác chiến y"  (28/07/2006)
Người đàn bà tìm mộ  (27/07/2006)
Văn Cao và tháp Chàm Bình Định  (26/07/2006)
Cô thủ khoa yêu nghề giáo  (25/07/2006)
Cổ tích làng H’re  (24/07/2006)