Từ Côn Sơn kết bè vượt biển
7:47', 8/9/ 2006 (GMT+7)

Hồ Tá Quốc, sinh năm 1850, quê ở huyện Tuy Viễn. Xuất thân từ một gia đình khá giả, thuở thiếu thời, ông được cho theo đòi học tập chu đáo cả văn lẫn võ. Tới tuổi trưởng thành, ông từng ôm mộng khoa cử, ra vào trường thi Bình Định nhưng vẫn không thành ông Tú, ông Cử. Dứt đường công danh chốn trường thi, ông chuyển sang nghề dạy võ. Nhờ có tài võ nghệ, học trò theo học ông rất đông. Ngoài ra, ông còn dày công nghiên cứu y học cổ truyền để chữa bệnh cứu dân trong vùng, nên được mọi người kính nể.

Sống giữa thời loạn, trước tình thế quân Pháp ngày càng lấn chiếm nước ta, chiến tranh lan rộng khắp mọi miền Tổ quốc, gây bao cảnh đau thương, ông viết bài Thư phẫn (Căm giận), tố cáo tội ác giặc Pháp, nói lên nỗi nhục mất nước và nêu cao ý chí quyết tâm giết giặc. Vì vậy, khi Đào Doãn Địch và Mai Xuân Thưởng phất cao cờ Cần Vương chống Pháp, tuy lúc này đã vào tuổi trung niên, nhưng ông vẫn hăng hái tham gia nghĩa quân, và được Mai Nguyên soái và nghĩa quân rất quý trọng. Hiệp trấn Thứ Hương Sơn Nguyễn Trọng Trì cũng là người được ông chữa bệnh khi đang làm nhiệm vụ ở quân thứ.

Ông là vị tướng hậu cần, sát cánh cùng bộ chỉ huy nghĩa quân ở mật khu Linh Đổng. Khi phong trào Cần Vương thất bại, ông bị tù chung thân đày ra Côn Đảo cùng với Lê Thượng Nghĩa. Sau khi Lê Thượng Nghĩa bị ốm nặng và mất trong chốn lao tù, ông và các bạn tâm giao sực tỉnh: nếu không quyết tâm vượt ngục thì cuối cùng cũng gửi thân hoài phí giữa Côn Đảo mịt mù sóng nước mà thôi. Vì vậy, ông cùng mấy chiến hữu thề đồng sinh đồng tử lặng lẽ đóng bè định ngày vượt biển trở về quê. Và chuyến vượt biển ấy còn để lại bóng dáng trong bài thơ Từ đảo Côn Lôn kết bè vượt biển về nước chống giặc của ông: Mắt đầy sóng gió hận nào quên/ Một lá bè trôi, biển bập bềnh/ Chốn cũ mong về mưu trừ giặc/Ngẩng đầu mây trắng nước mênh mông.

Bài thơ này ông làm trước khi vượt biển và được các bạn tù Côn Đảo sống sót lưu truyền với hậu thế. Riêng số phận của những người anh hùng vượt biển cứu nước về sau ra sao không ai còn biết rõ nữa.

  • Song Lộc
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Chàng Lía và căn cứ Truông Mây  (07/09/2006)
Hoài Chung và những ký ức quê hương  (05/09/2006)
Số lùi số tới  (05/09/2006)
Một võ sư Việt kiều ước mơ đem nhạc võ Tây Sơn "xuất ngoại"  (05/09/2006)
Dấu tích thành Thị Nại  (03/09/2006)
Nhớ thầy Đinh Thành Chương   (01/09/2006)
Xanh thắm Núi Bà  (01/09/2006)
Chuyện về những cuồng sĩ ở trường thi Bình Định  (01/09/2006)
Nhớ bếp quê  (29/08/2006)
Người mẹ Cát Nhơn  (28/08/2006)
Một nhà thơ phú lừng danh  (25/08/2006)
Nhà có hai mẹ Việt Nam Anh hùng  (24/08/2006)
Người cầm chịch  (23/08/2006)
Tiến sĩ Hồ Sĩ Tạo - Linh hồn phong trào chống thuế ở Bình Định  (22/08/2006)
Quang Dũng từng khóc vì điều tiếng  (22/08/2006)