Chợ tre Phù Mỹ
11:16', 24/9/ 2006 (GMT+7)

Tuy chợ tre nhóm họp ở thôn Chánh Thiện, xã Mỹ Chánh, nhưng nguồn tre được chuyển từ nhiều làng quê khác ở xã Mỹ Trinh, Mỹ Hòa, Mỹ Hiệp, Mỹ Quang, Mỹ Chánh Tây, Mỹ Tài... đến bán và đây là chợ tre duy nhất của huyện Phù Mỹ. Cứ theo phiên chợ An Lương - Mỹ Chánh, mỗi tháng chợ tre Phù Mỹ nhóm trong các ngày mùng 3, mùng 8, 13... cứ thế mỗi phiên chợ cách nhau 5 ngày lại nhóm họp 1 lần.

 

Tre còn đất sống và nhiều người có thêm nguồn thu từ những chợ tre như chợ tre Phù Mỹ nên câu chuyện cây tre cứ đông vui nhộn nhịp từ năm này sang năm khác...

 

Để kịp phiên chợ, thường thì người có tre cần bán sẽ chuyển tre đến chợ từ tối hôm trước. Chợ nhóm rất sớm và tan cũng rất sớm. Nói cụ thể về nguồn gốc của chợ tre này, cụ Đoàn Hiệp - 75 tuổi, thôn Trung Thuận, xã Mỹ Chánh Tây người vừa bán xong mấy chục cây tre nhớ rất rõ rằng: “Chợ này có từ thời Pháp thuộc, khi tôi sinh ra đã có nó. Ông nội tôi, đến cha tôi đã chặt tre bán ở chợ này... đến lượt tôi, bán tre đã mấy chục năm nay. Mỗi năm mỗi đông vui hơn”. Vợ chồng anh Nguyễn Thành Hưng, từ thôn Kiên Phú, xã Mỹ Tài nói thêm: "Không chỉ tre cây, cả gốc tre bây giờ cũng có người mua. Tre gốc 3.000đ - 4.000đ/gốc; tre cây loại thẳng, nhỏ mắt, lóng dài bình quân 9.000 -10.000đ/cây. Tre không bán được ở phiên này thì phải đem gởi để chờ phiên sau. Tuy nhiên, hầu như phiên nào, hàng ngàn gốc, cây tre cũng được tiêu thụ hết bởi khách đến chợ không chỉ trong huyện mà còn đến từ các huyện lân cận.

Những năm gần đây đã có những người đến chợ chiều tối hôm trước, họ mua gom tre, để sáng hôm sau bán lại. Người có tre có tiền ngay, lại đỡ công trực bán, hai bên chia nhau một món lợi nhỏ, coi như bỏ công làm lời nên việc mua bán sang tay trong đêm cũng nhộn nhịp lắm. Chợ cũng tạo điều kiện để những người chuyên chở thuê tre có việc làm. Bình quân trừ chi phí mỗi phiên chợ như vậy những người chở thuê cũng kiếm được 40.000 - 50.000đ/phiên...

Sự hữu ích của cây tre cứ còn dài dài, chưa dễ bị mai một. Anh Phạm Văn Lợi, 38 tuổi, thôn An Xuyên - xã Mỹ Chánh vừa chọn tre mua về để đóng rui mè chuẩn bị sửa lại ngôi nhà nhỏ đảm bảo mùa mưa. Anh cho biết rất rành về việc dùng tre như thế nào cho tốt: Nếu không nôn nóng, tre đem ngâm nước ngọt 2 - 3 tháng, gấp thì pha nước muối cho mặn quét đi, quét lại nhiều lần, nếu được thì mang ngâm nước biển 10 - 15 ngày vớt lên, chẻ rui mè thì không mối mọt nào ăn. Tre còn đóng, bện, đan nhiều phương tiện khác như giường tre, chõng tre, giỏ đựng, rọ heo, đó, dẹp... nhất là bà con vùng biển dùng tre để đóng nọc, đan mê, lót nhựa, đổ đất cát chắn sóng, nuôi tôm, nuôi cá rất tiện lợi, không loại rổ nhựa nào chịu đời được như rổ rá tre.

Tre còn đất sống và nhiều người có thêm nguồn thu từ những chợ tre như chợ tre Phù Mỹ nên câu chuyện cây tre cứ đông vui nhộn nhịp từ năm này sang năm khác...

  • Xuân Lộc
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Đầm Trà Ổ  (24/09/2006)
Bỏ quan làm dân  (22/09/2006)
Tiết tháo một nhà nho Bình Định   (15/09/2006)
Thầy hiệu trưởng trường Trung học Cách mạng đầu tiên  (12/09/2006)
Huyện đường Bình Khê  (11/09/2006)
Từ Côn Sơn kết bè vượt biển  (08/09/2006)
Chàng Lía và căn cứ Truông Mây  (07/09/2006)
Hoài Chung và những ký ức quê hương  (05/09/2006)
Số lùi số tới  (05/09/2006)
Một võ sư Việt kiều ước mơ đem nhạc võ Tây Sơn "xuất ngoại"  (05/09/2006)
Dấu tích thành Thị Nại  (03/09/2006)
Nhớ thầy Đinh Thành Chương   (01/09/2006)
Xanh thắm Núi Bà  (01/09/2006)
Chuyện về những cuồng sĩ ở trường thi Bình Định  (01/09/2006)
Nhớ bếp quê  (29/08/2006)