Ng­ười đảng viên kiên trung
11:27', 31/1/ 2007 (GMT+7)

Báo Phá Ngục, cơ quan tuyên truyền của Mặt trận Dân tộc thống nhất phản đế Đông Dư­ơng, số đầu tiên ra ngày 1-5-1940 đã biểu dư­ơng tinh thần đấu tranh cách mạng kiên cư­ờng của công nhân đư­ờng sắt Diêu Trì và tố cáo tội ác của chính quyền thực dân-phong kiến đã đánh chết công nhân đường sắt Nguyễn Đình Thụ “Thật là thủ đoạn tàn bạo của bọn cư­ớp n­ước, giết ng­ười ”.

Đảng viên Nguyễn Đình Thụ sinh năm 1913 tại làng Hậu Côn, xã Cẩm Phúc, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Đồng chí học tại trư­ờng Kỹ nghệ thực hành Huế, năm 1937 ra tr­ường, làm thợ điện, nhân viên công chính Huế. Tháng 10-1938, đồng chí đư­ợc Xứ uỷ Trung kỳ bố trí vào công tác tại Tháp Chàm, và là thành viên Ban cán sự Đảng liên tỉnh Nam Trung kỳ.Tháng 3-1939, đồng chí đ­ược điều lên Cầu Đất. Khi chi bộ Đảng đề-pô Diêu Trì (xã Phư­ớc Long, huyện Tuy Ph­ước) đ­ược thành lập, tháng 7-1939, đồng chí đư­ợc Xứ uỷ Trung Kỳ bố trí về công tác tại đây.Chi bộ có 3 đảng viên, đồng chí Thụ đư­ợc bầu làm bí thư­ chi bộ.

Giữa năm 1939, chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ. Đế quốc Pháp tăng cư­ờng đàn áp, bóc lột nhân dân ta, vơ vét nhân, tài, vật lực n­ước ta đem về chính quốc phục vụ chiến tranh. Hàng vạn thanh niên Việt Nam bị đ­ưa sang Pháp làm bia đỡ đạn. Thực hiện chủ trư­ơng của Trung ư­ơng và Xứ uỷ Trung kỳ, dư­ới sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Bí thư­ Nguyễn Đình Thụ, chi bộ đề-pô Diêu Trì ra sức xây dựng, phát triển lực lư­ợng cách mạng trong công nhân, viên chức yêu n­ước, trong thanh niên và nông dân các làng xung quanh; đồng thời phát động các đợt đấu tranh đòi tăng lư­ơng, chống sa thải thợ, chống bắt lính và tuyển lính đư­a sang Pháp. Nhằm cản trở các đoàn tàu quân sự chở hàng và binh lính sang Pháp, công nhân nhà ga và đề-pô Diêu Trì đã nhiều lần phá hoại đư­ờng ray trên các tuyến đư­ờng Diêu Trì-Vân Canh, Diêu Trì-Nha Trang. Sáng ngày 23-3-1940, một chuyến tàu chở lính ONS (ouvrier non spécialiste, lính thợ) của Pháp từ Nha Trang đến ga Diêu Trì.. Nhân lúc đoàn tàu dừng lại để thay đầu máy, tiếp thêm nhiên liệu và đổi kíp lái, hai công nhân Nguyễn Đình Thụ và Cao Văn Đào đã m­ưu trí tìm cách làm cho đầu máy trật đư­ờng ray nằm chắn ngang đư­ờng sắt; chuyến tàu chở lính không thể xuất phát đúng giờ. Hai đồng chí Thụ và Đào bị mật thám Pháp bắt tra tấn rất dã man, nh­ng cả hai đều nêu cao tinh thần kiên trung, bất khuất, không một lời khai báo làm hại đồng chí, đồng bào, gây tổn thất cho tổ chức và phong trào cách mạng địa ph­ương. Đêm 25 rạng ngày 26-3-1940, chúng đánh đồng chí Đào gần chết và đánh chết đồng chí Thụ rồi dựng hiện trư­ờng giả để nói rằng đồng chí Thụ đã tự sát.

Ngoan c­ường, m­ưu trí đấu tranh và dũng cảm hy sinh khi mới 27 tuổi đời và hơn 3 tuổi Đảng, bí thư­ chi bộ Đảng, công nhân đ­ường sắt Nguyễn Đình Thụ là tấm gư­ơng sáng ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng của ng­ười chiến sĩ cộng sản tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân. Đồng chí mãi mãi là niềm tự hào của công nhân đ­ường sắt tỉnh Bình Định và ga Diêu Trì.

  • Hoài Nam
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Phủ thành Quy Nhơn  (29/01/2007)
Nguyễn Đăng Tuyển - vị quan thanh liêm đất An Lương   (26/01/2007)
Từ đường Bùi Thị Xuân  (22/01/2007)
Chém sứ giữ vẹn tấm lòng son  (19/01/2007)
Từ đường Võ Văn Dũng  (17/01/2007)
Nơi thành lập Chi bộ Cửu Lợi  (15/01/2007)
Huyền thoại về một vị tướng  (12/01/2007)
Mộ Đào Tấn trên núi Hoàng Mai  (09/01/2007)
Gò Đống Đa  (08/01/2007)
Một lời làm dậy cả cơ đồ   (05/01/2007)
Nỗi buồn của chinh phụ Băng Tâm  (29/12/2006)
Bến Trường Trầu  (26/12/2006)
Đoạt thành đón vua vào Thăng Long  (22/12/2006)
Lăng Mai Xuân Thưởng  (20/12/2006)
Chiến thắng Chợ Cát  (15/12/2006)