Mai Xuân Thưởng có đầu thú không?
16:50', 16/11/ 2009 (GMT+7)

Sách “Địa chí Bình Định” - tập lịch sử, do NXB Đà Nẵng xuất bản năm 2006, chương V: “Bình Định trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược và thống trị (1885-1945)”, do Thạc sĩ Nguyễn Quang Trung Tiến chấp bút, tại trang 207, có chú thích như sau: “2. Đặng Quý Địch trong “Nhân vật Bình Định” cho rằng để gia đình và nghĩa quân khỏi bị liên lụy, Mai Xuân Thưởng đã ra đầu thú”  (chúng tôi nhấn mạnh).

 

                                  Lăng Mai Xuân Thưởng. Ảnh: Văn Lưu

 

Tôi là Đặng Quý Địch – người viết bài này và chính là tác giả sách “Nhân vật Bình Định” - không hề viết như vậy. Sách “Nhân vật Bình Định” bản in năm 1971, bản in năm 2006 và cả bản in năm 2008, đều viết: “… ông quyết định hy sinh tính mạng để cứu sống mọi người… Một ngày trong tháng Tư nhuận năm Đinh Hợi (1887), ông ra nộp mình cho giặc tại đình Phú Phong… Bắt được ông, Lộc mừng lắm… y giở giọng nhân nghĩa khuyên Mai công đầu phục Tiếm Vương (Đồng Khánh). Mai nguyên soái, hùm thiêng tuy đã sa cơ nhưng vẫn can trường như Nghiêm Nhan đời Tam quốc, ông thét vào mặt tên giặc bán nước: “Câm đi! Đây chỉ có Đoạn đầu tướng quân, chứ không làm Hàng đầu tướng quân”. Lộc tuy tức giận nhưng trong lòng không khỏi khâm phục khí tiết của Mai anh hùng.

“Lộc cho giải ông về thành Bình Định…”

“Đúng hôm rằm tháng Tư nhuận năm Đinh Hợi, nhằm ngày 6 tháng 6 năm 1887, Mai công cùng với Bùi Điền, Nguyễn Đức Nhuận và 8 đồng chí khác trong số đó có bào đệ Mai Xuân Quang cùng thọ hình tại Gò Chàm, nay là chỗ Trường Tiểu học Nhơn Hưng đang tọa lạc. Bấy giờ Mai anh hùng vừa tròn 27 tuổi, cầm đầu cuộc khởi nghĩa được hai năm” (Sđd, bản in năm 1971, lược trích tại 2 tr. 122 + 123). Vậy anh hùng Mai Xuân Thưởng “đầu thú” ở đâu?

Việc làm của Thạc sĩ Nguyễn Quang Trung Tiến trước hết đã làm sai lệch hành động và hình ảnh của anh hùng Mai Xuân Thưởng; diễn giải và trích dẫn như trong sách “Địa chí Bình Định” đã xuất bản còn làm phương hại đến uy tín của tôi. Là một người làm công tác nghiên cứu, tôi luôn thận trọng trong việc viết về các nhân vật lịch sử, đặc biệt là các anh hùng dân tộc. Vì vậy, tôi yêu cầu tác giả và cơ quan xuất bản phải đính chính sai sót kể trên trong “Địa chí Bình Định”.

  • Lộc Xuyên Đặng Quý Địch 
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Nhớ các chiến sĩ hy sinh trên đất Lào  (25/10/2009)
Ngày xưa mùa lũ  (09/10/2009)
Cửa Khách Thử  (04/10/2009)
Tưởng niệm những oan hồn   (24/09/2009)
Hoàng Sa là của Việt Nam  (14/09/2009)
Xây nhà cho Người yên giấc ngủ  (01/09/2009)
Hiện vật của lòng dân khi sơn hà nguy biến  (24/08/2009)
Kỷ niệm 40 năm giữ gìn, bảo vệ thi hài Hồ Chí Minh  (23/08/2009)
Từ bút chiến đến vượt ngục  (21/08/2009)
“Thật hạnh phúc khi có một lãnh tụ như Hồ Chí Minh”  (17/08/2009)
Phát hiện di tích thời Hùng Vương tại Tuyên Quang  (16/08/2009)
Bia Tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám  (14/08/2009)
Phát hiện văn bản khẳng định chủ quyền của VN về Hoàng Sa   (12/08/2009)
Dựng tượng đài hải đội Hoàng Sa  (05/08/2009)
Trường Sơn - những con số đáng nhớ  (27/07/2009)