Dựng tượng đài hải đội Hoàng Sa
14:49', 5/8/ 2009 (GMT+7)

Đặt chân lên bất cứ nơi nào trên đảo Lý Sơn hiện nay cũng đều gặp bóng dáng của Hoàng Sa từ nhiều thế kỷ trước: Một đình An Vĩnh - nơi làm lễ xuất quân ra Hoàng Sa giữ đảo, một Âm Linh Tự -nơi thờ những người lính của nhiều thế hệ Lý Sơn hy sinh khi làm nhiệm vụ, rồi những ngôi mộ gió gợi nhớ những tiếc thương… Bây giờ lại thêm tượng đài Hải đội Hoàng Sa ngay giữa đảo.

Nhà điêu khắc Hà Trí Dũng, tác giả tượng đài, nhớ lại: “Năm 2001, trong một cuộc hội thảo về đội Hoàng Sa, tôi có nghe ngành văn hóa đặt vấn đề sẽ xây một cụm tượng đài về Hải đội Hoàng Sa tại Lý Sơn. Tôi nghĩ rằng đây là một công việc vô cùng thiêng liêng, cũng là dịp để mình thể hiện tình yêu và lòng tri ân đối với tiền nhân đã có công gìn giữ đất đai của Tổ quốc. Tôi bắt đầu nghĩ về cụm tượng đài này từ đó. Suốt 7 năm, từ 2001 đến 2008, là những chuyến đi của tôi về những nơi có liên quan đến Đội Hoàng Sa, trong đó có 4 lần tôi ra đảo Lý Sơn. Tháng 9.2008, phác thảo được duyệt, tôi bắt tay vào chế tác tượng đài cùng với các nghệ nhân ở làng đá Ninh Vân (Ninh Bình). Và bây giờ, tượng đài đã có mặt tại Lý Sơn”.

Ngay từ thời Chúa Nguyễn, ngư dân Lý Sơn đã có mặt và cắm mốc chủ quyền tại Hoàng Sa. Vì vậy, dựng lại “không khí” của một thời hào hùng ấy, thông qua một cụm tượng đài là cả một sự cân nhắc kỹ lưỡng. Nhà điêu khắc Hà Trí Dũng đã đảm bảo những yêu cầu không chỉ của các nhà quản lý đặt ra mà bao hàm cả những thẩm định nghiêm khắc của lịch sử.

Cụm tượng gồm 3 nhân vật (ảnh): Người đứng giữa là cai đội, mặc trang phục triều đình, tay chỉ về hướng Hoàng Sa, tay kia đặt lên cột mốc khắc dòng chữ: “Vạn lý Hoàng Sa”. Hai nhân vật còn lại, một ở trần vác lưới, một người mặc áo chùng và không đội nón như tư liệu để lại. Theo nhà điêu khắc Hà Trí Dũng, chọn trang phục như vậy là hợp lý vì những cuộc ra đi thời ấy chỉ nặng về khẳng định chủ quyền chứ không nặng về lâm trận. Đây là cách chọn lựa “khôn ngoan” của nhà thiết kế. Cụm tượng vì thế không quá “nặng nề”. Những thế hệ hôm nay của cư dân Lý Sơn cũng có thể hình dung được phần nào về hình bóng xưa kia của cha ông họ khi ra Hoàng Sa. Họ cảm thấy gần gũi chứ không xa lạ.

Cụm tượng đài Hải đội Hoàng Sa là một trong những di tích lịch sử nằm trong chuỗi di tích liên quan đến Hoàng Sa được ngành văn hóa Quảng Ngãi xây dựng trên  đảo Lý Sơn. Cùng với “Tờ lệnh” được phát hiện hồi tháng 3.2009, việc xây dựng tượng đài Hải đội Hoàng Sa và phục dựng đình làng An Vĩnh - nơi đưa tiễn những binh phu hàng năm ra Hoàng Sa từ mấy trăm năm trước là hết sức cần thiết trong lúc này. Một lần nữa, chúng ta khẳng định chân lý bất di bất dịch: Hoàng Sa là của Việt Nam, đã được nhiều thế hệ cha ông ta cắm mốc chủ quyền và gìn giữ từ hàng trăm năm trước.

. Theo SGGP

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Trường Sơn - những con số đáng nhớ  (27/07/2009)
Xây dựng Tượng đài Bà mẹ VNAH  (26/07/2009)
Họ đang mỉm cười...   (13/07/2009)
Cư dân Đông Sơn đã làm chủ biển Đông  (07/07/2009)
Châu về hợp phố!  (29/06/2009)
Thừa Thiên - Huế bàn giao tờ châu bản khẳng định chủ quyền Hoàng Sa  (29/06/2009)
Noi gương nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu  (28/06/2009)
Sẽ có khu tưởng niệm Hoàng hậu Lê Ngọc Hân  (26/06/2009)
Phát hiện, thu thập 19 đạo sắc phong thời Lý  (17/06/2009)
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội  (11/06/2009)
Phát hiện hai đường Hồ Chí Minh  (21/05/2009)
“Ông cụ đi đôi dép này ư?”  (19/05/2009)
Khám phá mới từ tờ lệnh Hoàng Sa  (10/05/2009)
Gác đèn biển ở cực đông Trường Sa  (08/05/2009)
Chiến thắng lịch sử trong ký ức các chiến sĩ Điện Biên  (04/05/2009)