Xây nhà cho Người yên giấc ngủ
16:47', 1/9/ 2009 (GMT+7)

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Hà Nội.

40 năm trước, dịp lễ Quốc khánh của VN chìm trong nỗi đau vô hạn bởi sự ra đi vĩnh viễn của nhà hoạt động chính trị lỗi lạc, người con vĩ đại của dân tộc VN - Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ngay sau khi Người qua đời, Bộ Chính trị Đảng Lao động VN đã quyết định xây dựng lăng để các thế hệ người Việt sau đó có thể đến để bày tỏ lòng thành kính của mình đối với Người.

Do không có kinh nghiệm trong việc xây dựng những công trình kiến trúc có công năng phức tạp, nơi phải duy trì mức nhiệt độ thấp ổn định, nên lãnh đạo VN đã yêu cầu Liên Xô giúp đỡ. Các chuyên gia Liên Xô đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm sau mấy thập niên trông giữ và bảo quản lăng Vladimir Ilich Lênin trên Quảng trường Đỏ.

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được khởi công năm 1971 và kết thúc năm 1974. "Đây là những ngày vô cùng gian khó và ác liệt đối với nhân dân miền Bắc do giặc Mỹ tăng cường chiến tranh phá hoại, nhưng các cán bộ, kỹ sư, công nhân VN dưới sự chỉ đạo của các chuyên gia Xôviết đã bất chấp mưa bom bão đạn để xây dựng công trình này" - ông Evgheni Glazunov - một trong những nhà ngoại giao Liên Xô đầu tiên đến công tác tại VN, người được Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô giao trọng trách giám sát công trình này - nhớ lại.

Việc xây dựng lăng được thực hiện theo đúng nguyên tắc mà các chuyên gia quân sự Xôviết đã hướng dẫn trong quá trình thành lập Binh chủng Phòng không - Không quân VN: "Hãy làm như tôi làm". Điều đó có nghĩa là các kỹ sư và kỹ thuật viên Liên Xô trực tiếp truyền nghề cho các đồng nghiệp VN.

Viktor Medved - người phụ trách cung cấp nguyên vật liệu xây dựng và trang thiết bị cho lăng - nhớ lại: "Điều kiện thời đó khó khăn lắm. Ngoài những khó khăn về đời sống và điều kiện khí hậu khắc nghiệt, chúng tôi còn phải giải quyết những vấn đề kỹ thuật rất hóc búa nảy sinh trong quá trình xây dựng".

Các chuyên gia Liên Xô đã áp dụng những công nghệ hiện đại hơn so với thời xây lăng Lênin để xây lăng Bác Hồ. Không những thế, họ còn phải giải bài toán "nhiệt đới hóa" công nghệ Liên Xô trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Nơi bảo quản di hài của Lênin đặt dưới thấp, nhưng tại lăng Bác Hồ thì lại cao hơn. Không những thế, họ còn phải xử lý, biến phần quảng trường Ba Đình sát với lăng thành đường băng để máy bay cỡ nhỏ có thể cất-hạ cánh trong trường hợp khẩn cấp.

Theo lời ông Medved, việc vận chuyển những nguyên vật liệu xây dựng từ các nước cộng hòa của Liên Xô đến Hà Nội là cực kỳ khó khăn. Nhưng nhờ có sự đoàn kết và đồng tâm hiệp lực mà mọi trở ngại đã được vượt qua để đến năm 1975 lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh mở cửa đón người VN và khách quốc tế đến tưởng nhớ nhà hoạt động kiệt xuất của phong trào cách mạng thế giới.

Việc gìn giữ thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh là một chương đặc biệt, nhuốm màu huyền thoại trong lịch sử VN. Các chuyên gia hàng đầu của Liên Xô trong lĩnh vực bảo quản thi hài đã được cử đến đất nước Châu Á xa xôi đang hứng chịu bom đạn của không lực Mỹ để giúp các đồng nghiệp VN thực hiện nhiệm vụ cao cả và thiêng liêng đó.

Quá trình xử lý ướp xác được thực hiện trong điều kiện bí mật tuyệt đối. Các chuyên gia Liên Xô đã sát cánh bên cạnh các chuyên gia VN và họ đã nhận được sự tôn trọng và yêu thương thực sự từ các nhà lãnh đạo và các đồng nghiệp VN.

Công sức của những kỹ sư, công nhân VN và các chuyên gia Liên Xô trong việc xây dựng lăng và bảo quản thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được đền đáp xứng đáng. Sau hơn 30 năm mở cửa, lăng tiếp tục đón dòng người vô tận đến viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Con trai tôi vào đầu thập niên 1990 là học sinh lớp 5 và 6 của trường phổ thông trực thuộc Đại sứ quán Liên Xô tại Hà Nội đã đến viếng Người nhiều lần. Hỏi tại sao lại đi viếng Bác Hồ nhiều như vậy, trong khi chưa viếng Lênin lần nào, cháu trả lời: "Con được nghe kể Bác Hồ rất yêu quý trẻ em, nên con muốn đến viếng Bác lần nữa".

Tôi thấy trong câu trả lời con trẻ đó một lý do giải thích tại sao người ta vẫn tiếp tục viếng lăng Bác để bày tỏ lòng ngưỡng mộ đối với con người vĩ đại và bình dị đã để lại dấu ấn không chỉ trong lịch sử, mà còn trong trái tim của hàng triệu người ở nhiều nước trên thế giới. 

. Theo NLĐ

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Hiện vật của lòng dân khi sơn hà nguy biến  (24/08/2009)
Kỷ niệm 40 năm giữ gìn, bảo vệ thi hài Hồ Chí Minh  (23/08/2009)
Từ bút chiến đến vượt ngục  (21/08/2009)
“Thật hạnh phúc khi có một lãnh tụ như Hồ Chí Minh”  (17/08/2009)
Phát hiện di tích thời Hùng Vương tại Tuyên Quang  (16/08/2009)
Bia Tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám  (14/08/2009)
Phát hiện văn bản khẳng định chủ quyền của VN về Hoàng Sa   (12/08/2009)
Dựng tượng đài hải đội Hoàng Sa  (05/08/2009)
Trường Sơn - những con số đáng nhớ  (27/07/2009)
Xây dựng Tượng đài Bà mẹ VNAH  (26/07/2009)
Họ đang mỉm cười...   (13/07/2009)
Cư dân Đông Sơn đã làm chủ biển Đông  (07/07/2009)
Châu về hợp phố!  (29/06/2009)
Thừa Thiên - Huế bàn giao tờ châu bản khẳng định chủ quyền Hoàng Sa  (29/06/2009)
Noi gương nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu  (28/06/2009)