Khánh thành Tượng đài Anh hùng dân tộc Quang Trung và tái hiện Lễ hội Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế
16:3', 10/1/ 2010 (GMT+7)

Tối 9.1, tại núi Bân, phường An Tây, UBND thành phố Huế (Thừa Thiên - Huế) tổ chức Lễ khánh thành Khu tượng đài Anh hùng dân tộc Quang Trung và tái hiện Lễ hội Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế tại địa điểm lịch sử này cách đây 221 năm. Ðây là một trong những chương trình nằm trong chuỗi hoạt động hướng đến chào mừng Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

 

Một tiết mục trong lễ hội Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, quy tụ gần 1.500 diễn viên, võ sinh tổ chức tối 9.1. Ảnh: TTO

 

Tham dự lễ có các đồng chí Hồ Xuân Mãn, Ủy viên T.Ư Ðảng, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế; Lê Tiến Thọ, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; đại diện lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; lãnh đạo Tỉnh ủy, HÐND, UBND, MTTQ tỉnh và các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố tại Thừa Thiên - Huế cùng đông đảo nhân dân thành phố.

Thừa Thiên - Huế, nơi có đô thành Phú Xuân, Nguyễn Huệ đã chọn núi Bân để làm lễ đăng quang lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu Quang Trung. Tỉnh Thừa Thiên - Huế giao thành phố Huế xây dựng tượng đài tại khu di tích lịch sử núi Bân. Tượng đài Hoàng đế Quang Trung cao 21 m (phần tượng 12 m, phần đài 9 m), được làm bằng chất liệu đá xanh xám Thanh Hóa. Khu tưởng niệm Hoàng đế Quang Trung có diện tích 25.467 m2, gồm các hạng mục: sân hành lễ, quảng trường lễ hội, nhà trưng bày tư liệu hiện vật của phong trào khởi nghĩa Tây Sơn, hệ thống cây xanh và các công trình phụ trợ khác. Tổng kinh phí đầu tư là hơn 39 tỷ đồng.

Tại lễ khánh thành, ngay trong khu vực tượng đài đã tái hiện lễ đăng quang và quang cảnh xuất quân đầy hào khí của đoàn quân áo vải, cờ đào. Dưới sự thống lĩnh của Hoàng đế Quang Trung, đoàn quân hùng dũng tiến ra Bắc Hà để giải phóng Thăng Long khỏi ách xâm lược của quân Mãn Thanh. Chương trình do nghệ sĩ Nguyễn Quốc Hưng làm tổng đạo diễn, với gần 1.500 diễn viên tham gia trình diễn các tiết mục múa cờ, múa quạt, múa kiếm, múa khiên, múa cồng chiêng Tây Nguyên, hợp luyện võ Bình Ðịnh, đội hình nữ binh, đồng diễn võ thuật..., thể hiện nét đẹp hào hùng, dũng mãnh, ý chí sắt đá của đoàn quân thiện nghệ, bách chiến bách thắng trước giờ xuất binh.

. Theo ND

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Đội quân tóc dài, ngày ấy-bây giờ   (03/01/2010)
Từ kẻ chăn trâu thành khanh tướng  (23/12/2009)
Lễ giỗ lần thứ 80 Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc  (13/12/2009)
Tổ chức giỗ Tổ Hùng Vương trong 10 ngày  (13/12/2009)
Hành trình tìm mộ cố Tổng bí thư Hà Huy Tập  (01/12/2009)
Một triều đại văn trị, võ công  (22/11/2009)
Mai Xuân Thưởng có đầu thú không?   (16/11/2009)
Nhớ các chiến sĩ hy sinh trên đất Lào  (25/10/2009)
Ngày xưa mùa lũ  (09/10/2009)
Cửa Khách Thử  (04/10/2009)
Tưởng niệm những oan hồn   (24/09/2009)
Hoàng Sa là của Việt Nam  (14/09/2009)
Xây nhà cho Người yên giấc ngủ  (01/09/2009)
Hiện vật của lòng dân khi sơn hà nguy biến  (24/08/2009)
Kỷ niệm 40 năm giữ gìn, bảo vệ thi hài Hồ Chí Minh  (23/08/2009)