Biểu tượng sức mạnh của vương triều nhà Nguyễn
7:46', 7/7/ 2010 (GMT+7)

Cuộc khai quật khảo cổ tại Giảng Võ trường (Hà Nội) trong 338 hiện vật là vũ khí tìm được chỉ có 29 hiện vật là súng hỏa khí, chủ yếu là súng lệnh kích thước nhỏ, trong đó có nhiều khẩu đã bị vỡ nòng khi sử dụng.

 

Đạn đá tìm được tại Giảng Võ trường, Hà Nội

 

Đạn sử dụng cho súng chủ yếu là đạn đá hình cầu tròn đường kính lớn 5 - 5,5cm, nhỏ nhất 2,5 - 3cm. Súng có hai loại: thân súng hình ống tròn chia làm hai phần: thuôn dần về phía đầu nòng, chuôi cầm liền với thân và thân súng chia làm 3 phần nòng súng, bầu thuốc và chuôi súng. Kỹ thuật chế tác súng là sắt rèn cuộn.

Cuối thời Hậu Lê vào thế kỷ XVII - XVIII, theo sử liệu ghi chép đã cho thấy, trong quân đội có nhiều loại súng với các tên gọi khác nhau: súng bách tử, súng lửa, súng trâu ngựa, súng xung tiêu, súng điểu sang, súng tích sơn, súng bắc cơ.... Đạn sử dụng được chế tác nhiều chất liệu khác nhau, ngoài đạn đá truyền thống có đạn chì, đạn gang, đạn sắt. Số lượng súng nhiều, nhiều kiểu, nhiều kích cỡ nòng khác nhau.

Nhiều khẩu súng có kích thước lớn được gọi tên như "Đại Tướng quân", "Thần uy vô địch đại tướng quân"... Súng thần công giai đoạn này ngoài những súng được sản xuất trong nước, xuất hiện nhiều súng được nước ngoài đưa đến buôn bán.

Đó là súng do các tàu buôn Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha mang đến bán cho các chúa Trịnh Đàng Ngoài và chúa Nguyễn Đàng Trong mua trang bị cho quân đội. Đặc biệt hơn, sự ra đời của Công ty Đông Ấn (Hà Lan) đã cung cấp số lượng súng lớn cho cả chính quyền Đàng Trong và Đàng Ngoài.

Trong hơn  200 năm quản lý xứ Đàng Trong, các chúa Nguyễn đã tự hào về đội quân pháo binh của mình có đến 1.200 khẩu đại bác đúc bằng đồng... có 4 khẩu dài hơn 6m; Có hơn 100 chiến thuyền mỗi thuyền trang bị 6 khẩu đại bác và đầy đủ đạn hỏa mai.

Chính quyền chúa Trịnh còn có số vượt trội hơn. Thời kỳ này quân đội đã có quân chủng pháo binh hoàn chỉnh, quân số đông, số lượng súng nhiều và giữ vai trò quan trọng. Những thập kỷ cuối thế kỷ XVIII, cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn thắng lợi, vương triều do anh em nhà Tây Sơn sáng lập đã thu được toàn bộ số súng thần công của chính quyền chúa Trịnh và Nguyễn.

Với vũ khí thu được cùng những hỏa khí được sáng tạo đã tạo nên sức mạnh nhà Tây Sơn đánh tan 3 vạn quân Xiêm xâm lược miền Nam và hơn 20 vạn quân Thanh xâm lược từ phía bắc. Súng thần công đã tỏ rõ sức mạnh của loại vũ khí mới trong chiến tranh.

Thế kỷ XIX, khi nhà Nguyễn quản lý đất nước, súng thần công đã trở thành biểu tượng sức mạnh của vương triều. Cùng với việc đúc súng trang bị cho quân đội cả nước, nhà Nguyễn đã đúc 9 khẩu súng thần công bằng đồng nặng từ 17.100 - 18.400 cân, đặt tên là Thần oai vô địch thượng tướng quân, biểu tượng cho quyền uy đặt tại kinh đô Huế.

Từ thời Trần cho đến thời Nguyễn trải qua hơn 500 năm có những sự đổi thay, nhưng sự tiến bộ về kỹ thuật khá chậm chạp. Dù kích thước to nhỏ, súng cơ bản vẫn là hình ống tròn dài, được đúc bằng chất liệu đồng, gang, hay  sắt cuốn. Súng chia ra phần nạp thuốc và phần nạp đạn.

Thân súng có ngòi dẫn lửa kích thuốc nổ. Đạn hình khối tròn chế tạo bằng đá, gang, có thể là gốm nung nhưng khi bắn ra vẫn giữ nguyên khối nên tính sát thương không cao. Nòng súng thường trơn, không có rãnh xoắn nên lực đẩy kém, tầm bắn không xa và kém chính xác.

Chính vì thế vào nửa cuối thế kỷ XIX, trước sức mạnh của súng đại bác phương Tây, vai trò của hệ thống súng thần công thời Nguyễn cũng như chế độ phong kiến hoàn toàn tan rã.

.Theo Lê Đình Phụng/Bee.net.vn

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Chủ soái Bắc Hà Ngô Văn Sở  (30/06/2010)
Súng thần công được sử dụng từ triều vua nào?  (29/06/2010)
Độc đáo văn hóa Tây Sơn  (27/06/2010)
Hàng hải nước Việt xưa   (24/06/2010)
Khoa cử triều Tây Sơn: Một giấc mơ vàng  (18/06/2010)
Dũng tướng Việt được thờ vọng ở Campuchia  (17/06/2010)
Thăng Long - Hà Nội thời Nguyễn   (15/06/2010)
Võ Huy Tấn-nhà ngoại giao lỗi lạc của vua Quang Trung  (13/06/2010)
Hiện vật thời Tây Sơn ở Hà Nội  (09/06/2010)
Thăng Long - Hà Nội thời Tây Sơn  (08/06/2010)
Nhà thơ Quách Tấn và bài Văn tế Vua Quang Trung  (06/06/2010)
Vua Quang Trung với bia tiến sĩ ở Văn Miếu Hà Nội  (03/06/2010)
Festival Huế 2010: Nơi hội tụ của các nền văn hóa   (01/06/2010)
Bắc thành thời Tây Sơn: Những gương mặt tiêu biểu  (27/05/2010)
Bộ xương của người rừng   (24/05/2010)