Chủ quyền Hoàng Sa thuộc Việt Nam từ nhiều thế kỷ trước
11:32', 30/11/ 2011 (GMT+7)

Tại Bảo tàng tổng hợp Quảng Ngãi và Bảo tàng TP Đà Nẵng đang lưu giữ nhiều hình ảnh, bản đồ từ thế kỷ thứ 16 đến 19 khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa.

Tờ lệnh của Quan Bố Án Sát tỉnh Quảng Ngãi về việc phái binh thuyền vâng mệnh triều đình ra đảo Hoàng Sa thực thi nhiệm vụ vào ngày 15/4 năm Minh Mạng thứ 15 (1834).

 

Thuyền bầu của đội Hoàng Sa thế kỷ 17-18.

 

Bia chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa năm 1930.

 

Trạm thu phát tín hiệu radio trên đảo Hoàng Sa (1939).

 

Toàn cảnh cơ sở hành chính trên đảo Hoàng Sa thời Pháp.

 

Đơn vị lính bảo an thực hiện nghi thức chào cờ trên đảo Hoàng Sa

 

Ngọn hải đăng của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa trước năm 1945.

 

Đảo Duy Mộng (thuộc Hoàng Sa) trước năm 1945.

 

Trụ sở hành chính của Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa trên quần đảo Hoàng Sa trước năm 1974.

 

Mô hình khinh thuyền Hoàng Sa của đội hùng binh Hoàng Sa từng vâng mệnh triều đình giong buồm ra biển Đông thực thi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền tổ quốc từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19.

 

Bản đồ Việt Nam do chuyên gia Hà Lan vẽ năm 1594 có ghi rõ Hoàng Sa của Việt Nam.

 

Bản đồ "An Nam Đại Quốc Họa Đồ" do giám mục Taberd (Pháp) lập và xuất bản năm 1838 đã vẽ rất chính xác về tọa độ Paracel hay Hoàng Sa của VN: hơn16 vĩ độ Bắc, hơn 110 kinh độ đông.

 

Đây là chứng cứ hiếm quý, tài liệu duy nhất của người nước ngoài vẽ rất cụ thể, xác lập tọa độ khẳng định chủ quyền của VN trên quần đảo Hoàng Sa.

 

Văn bản của vua Minh Mệnh năm 1833 khẳng định trong hải phận Quảng Ngãi có một dải Hoàng Sa. Vua đưa ra dự định sang năm sẽ đưa người ra dựng miếu, lập bia và trồng cây xanh để các thuyền nhận biết để tránh thuyền bị mắc cạn.

 

Đại Nam nhất thống toàn đồ đầu thế kỷ 19. Đây là bản đồ nước Việt Nam thời Nguyễn, vẽ khoảng năm 1838. Trên bảo đồ có ghi 2 tên “Hoàng Sa” và “Vạn lý Trường Sa” thuộc lãnh thổ Việt Nam.

 

Bản đồ bờ biển và hải đảo của Việt Nam trong sách "Đại Nam Thống Nhất toàn đồ"(Quốc Sử Quán Triều Nguyễn - Thế kỷ 19) ghi rõ La Paracel (Cát Vàng có nghĩa Hoàng Sa).

 

Cung lục dụ số 10 của vua Bảo Đại năm 1938 với nội dung sáp nhập các cù lao Hoàng Sa vào địa hạt tỉnh Thừa Thiên.

 

Dụ thưởng, phạt đoàn đo đạc Hoàng Sa của Thủy sứ suất đội Phạm Văn Biện (Minh Mệnh năm thứ 18, ngày 13/7).

 

. Theo VnExpress

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Ở Huế có vị cai đội Hoàng Sa  (24/11/2011)
Thơ mộng Bãi Đá Vách  (24/11/2011)
Săn chình giống  (21/11/2011)
Vịnh Hạ Long nằm trong top 7 bầu chọn kỳ quan thế giới mới  (12/11/2011)
Lung linh hạt ngọc Việt  (11/11/2011)
Bất ngờ với chùa Dạm  (08/11/2011)
Khe Hó được xếp hạng di tích quốc gia   (03/11/2011)
Khánh thành Ngọn đuốc Hồ Chí Minh trên đảo Phú Quý  (30/10/2011)
Bảo tồn, phổ biến dân ca Nam Bộ trong quần chúng  (27/10/2011)
Xếp hạng di tích lịch sử văn hóa Tàu không số 235  (24/10/2011)
Biểu tượng của sức mạnh ý chí và sáng tạo Việt Nam  (23/10/2011)
Vị tướng già và ký ức về Trường Sa   (20/10/2011)
Tu bổ Kinh thành Huế với quy mô lớn nhất từ trước tới nay  (18/10/2011)
Trưng bày 140 hình dấu trên Châu bản triều Nguyễn  (13/10/2011)
Giải mã bí mật đường Hồ Chí Minh trên biển  (10/10/2011)