Gặp lại những cựu tù cuối cùng rời "địa ngục trần gian"
11:6', 10/3/ 2011 (GMT+7)

36 năm đã trôi qua kể từ ngày đất nước hoàn toàn giải phóng, ký ức chiến tranh với nhiều người có thể đang dần phai nhạt, nhưng với những cựu tù Côn Đảo, kỷ niệm về những năm tháng tù đày vẫn còn hằn in rõ...

Không nao núng trước đòn roi

Cựu tù Côn Đảo Nguyễn Xuân Tốn, trú tại số nhà 44 Hoàng Văn Thụ, thành phố Huế vẫn được các đồng chí cựu tù dí dỏm gọi bằng cái tên “Tốn tù”. Gọi vậy bởi ông là một trong số ít người thời gian ở nhà tù Côn Đảo lâu nhất-18 năm, từ 1957 đến 1975-hiện vẫn còn sống.

Các cựu tù Côn Đảo: Nguyễn Xuân Tốn, Nguyễn Bê và Hoàng Hòa (từ phải qua trái)

Nay tuy đã bước vào tuổi 91, song ông Tốn vẫn nhớ như in những ngày bị địch đọa đày. Ông kể: “Mỗi ngày địch đưa ra tra tấn, đánh đập bắt li khai hai đến ba lần. Chúng đưa ra sự lựa chọn cho tù nhân chính trị: Một là muốn sống thì phải chấp hành nội dung, về với quân phản nước; còn không chịu ly khai thì chết ở Côn Đảo. Trước đòn thù tàn bạo là vậy nhưng hơn 10 nghìn tù nhân chính trị vẫn trụ vững”.

Ngừng giọng vài giây như để nén kìm cảm xúc đang trào dâng, ông Tốn kể tiếp: “Cứ mỗi ngày anh em phải chịu 10 roi mây, rồi bị còng chân, bỏ đói, đục mắt cá chân… ".

Một cựu tù Côn Đảo khác thì lưu giữ kỷ niệm về một thời sống, tranh đấu ở “địa ngục trần gian” bằng những trang viết. Ông là Nguyễn Bê, trú tại số nhà 107B, Nguyễn Chí Thanh, thành phố Huế. Đọc những trang viết của ông, chúng tôi phần nào thấy được sự khổ cực của các cựu tù chính trị Côn Đảo

“Năm 1970, Nguyễn Bê bị đày đi Côn Đảo, bị giam ở trại 4, sau chuyển về trại 8. Nó bắt anh em tù nhân làm hồ sơ giả, còng chân tay lại 6 tháng, cả ngày lẫn đêm và dẫn vào chuồng cọp trại 7, rồi bắt vào tù đánh đập tra tấn dã man hơn cả loài cầm thú. Chiến tranh đã qua đi, nhưng mỗi lần nhớ đến những ngày tháng trong lao tù, tôi không thể nào quên được, nhiều đêm không ngủ, nhớ về những đồng đội đã anh dũng hy sinh …”

Đó là một đoạn trong nhiều trang viết về những kỷ niệm tại ngục tù Côn Đảo của ông Nguyễn Bê...

Chớp thời cơ giải phóng...

Vào thời khắc Sài Gòn giải phóng, ở Côn Đảo, các chúa Đảo, cố vấn Mỹ và cai ngục đã nhanh chân tẩu thoát. Côn Đảo náo loạn. Tiếng ì ầm của máy bay, tiếng kêu gào tháo chạy, dẫm đạp lên nhau để thoát thân của những tên giám thị, cai tù cùng những tiếng la í ới của vợ con họ làm cho Côn Đảo như dậy sóng, hỗn loạn, nhốn nháo.

Trong căn nhà lưu niệm số 24B/58 đường Nguyễn Phúc Chu, thành phố Huế, ông Lê Quang Vịnh, cựu tù Côn Đảo nhớ lại: “Trước giờ giải phóng, tôi bị đích bắt giam vào nơi biệt lập. Chúng đánh đập và tra tấn dã man để khai thác thông tin tổ chức trong nhà tù. Bên trong các trại tù, người tù không hề hay biết bên ngoài có biến động gì. Đến sáng 30.4, không khí vẫn rất ngột ngạt, hoang mang. Tất cả tù nhân đang tính kế đấu tranh nhằm tổ chức kỷ niệm ngày Quốc tế lao động 1.5, ngay trong buổi sáng hôm sau".

Ngày 1.2.1862, Đô đốc Bonard (Pháp) ban hành nghị định thiết lập nhà tù Côn Đảo – Côn Lôn theo cách gọi của thời nhà Nguyễn ( từ 1991 đến nay Côn Đảo chuyển thành một huyện của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) – nơi đã từng giam cầm hơn 10.000 cán bộ cách mang kiên trung, mang án tù từ 1 đến 10 năm... Từ đó, cái tên Côn Đảo đã gắn liền với những ký ức tra tấn, tù đày đẫm máu – “địa ngục trần gian” ở xứ Đông Dương suốt 113 năm (1982 đến 1975). Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Côn Đảo từng bước được chỉnh trang xây dựng và phát triển, trở thành điểm tham quan du lịch lịch sử hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Côn Đảo đang được cộng đồng Quốc tế và nhân dân Việt Nam gọi bằng cái tên thân thiết, gần gũi và đầy tự hào – “Hòn đảo ngọc” của Tổ quốc....

Ông Hoàng Hòa, hội viên Hội tù yêu nước tỉnh Thừa Thiên- Huế thì kể lại: “Tối 30.4 rạng sáng 1.5.1975, Đại úy Kiều Văn Dậu, Trưởng ban hành quân cảnh lực và linh mục Phạm Gia Huy đã vào Trại 7 gặp đại diện tù chính trị xin phối hợp giải phóng Côn Đảo. Phía ta yêu cầu cung cấp radio để xác định thông tin. Họ đáp ứng ngay. Tiếp đó, ta thành lập Ban chỉ huy giải phóng Côn Đảo. Hình ảnh các đồng chí ở Trại 7, nhà tù được giải phóng đầu tiên, trong trang phục quân giải phóng với mũ tai bèo, quần áo bà ba, khăn rằn quấn cổ đến Trại 5 thông báo Sài Gòn được giải phóng đã làm tôi xúc động, nước mắt trào dâng. Những giọt nước mắt sung sướng sau những ngày lao khổ. Từ người tù chính trị, chúng tôi trở thành người làm chủ Côn Đảo.”

Từ trại 7, anh em lần lượt tỏa ra giải phóng Côn Đảo, khi đó Trung đội trưởng Hồ Thanh mở cửa nhà lao. Bước đầu ta mở 8 khu trại 7 rồi mở trại 6B.  Sau đó, mọi cửa tù liên tục được mở toang. Tại thời điểm giải phóng Côn Đảo, có 7.448 người tù. Trong số đó có 4.234 tù chính trị, với 494 phụ nữ.

. Theo QĐND Online

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Đòn chí mạng giáng vào chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh"  (06/03/2011)
Có hay không nghĩa trang đầu tiên của Liên khu 5?   (01/03/2011)
Hành hương về nguồn cội…   (22/02/2011)
“Mà nay áo vải cờ đào...”  (17/02/2011)
DU KÝ BÌNH ĐỊNH NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX  (15/02/2011)
Đặng Thùy Trâm trong ký ức của những thủy thủ tàu không số  (14/02/2011)
Sáng mãi hào quang Tây Sơn   (12/02/2011)
Gò 13 hay là sự tích gò Đống Đa  (08/02/2011)
DƯỚI BÓNG MÁT CÂY ME LÃO  (07/02/2011)
Tây Sơn, hồn dân tộc rền trong tiếng trống  (30/01/2011)
Vững tin nơi “đầu sóng”  (26/01/2011)
Tiểu đoàn 307 nay ở đâu?  (21/01/2011)
Lòng tự tôn dân tộc của Vua Thành Thái  (19/01/2011)
CÔN ĐẢO - MÙA GIÓ CHƯỚNG  (10/01/2011)
Khánh thành Tháp chuông Ngã ba Đồng Lộc  (03/01/2011)