“Thưởng thức” Việt Nam từ Bắc vào Nam
10:51', 24/3/ 2011 (GMT+7)

Sau khi “phải lòng” món bánh mỳ thịt lợn kiểu Việt NamSydney, phóng viên Zhang Zixuan quyết định đã đến lúc nhấm nháp hương vị đó ngay tại nơi khai sinh ra nó.

Dưới đây là bài viết của Zhang Zixuan đăng trên AsiaOne:

Ấn tượng đầu tiên của tôi về Việt Nam không phải là những gì được đọc qua tiểu thuyết hay sách báo mà là từ một món ăn nhanh phổ biến tại một quầy thực phẩm ở Sydney 2 năm trước. Đó là một ổ bánh mỳ cắt đôi, bên trong có nhân thịt lợn thái mỏng, giăm bông, thịt viên, trứng, rau mùi, dưa chuột, cà rốt, tương ớt, mayonnaise và bơ. Tôi đã yêu món ăn này ngay từ lần cắn đầu tiên, đặc biệt là loại ớt đỏ và cực cay của Việt Nam khiến đầu lưỡi tôi “bùng nổ”.

 

Vùng sông nước Cửu Long hút hồn du khách bằng vẻ yên bình, mộc mạc. Ảnh: China Daily
 

Sydney, món này được gọi là bánh mỳ thịt lợn và tôi thường nói chuyện rất vui vẻ với người phụ nữ Việt Nam bán tại quầy hàng đó. Bà cho rằng, một ngày nào đó tôi nên đến quê hương của bà để khám phá nền ẩm thực Việt Nam vì vậy tôi đã quyết định làm theo lời khuyên ấy.

Tôi thăm thú từ Bắc tới Nam bằng ô tô để kiểm chứng lời quảng cáo của những người bạn Việt Nam tại Sydney rằng bánh mỳ có ở mọi ngóc ngách của đất nước họ. Và tôi đã chứng thực được thông tin đó. Chọn bánh mỳ pate, ăn 2 chiếc một ngày đã trở thành thói quen của tôi trong suốt 14 ngày ở đất nước này.

Một trong những điều thú vị khác ở đất nước hình chữ S này là mùi thơm của những nén hương bay đầy trong không khí mà tôi phát hiện ra được thắp ở mọi nơi: trên ô tô khách đường dài, bàn thờ nhỏ trong các cửa hàng hay thậm chí ở góc phố đông người.
Mặc dù nhà thờ cũng xuất hiện ở nhiều thành phố nhưng những ngôi chùa lại chiếm đa số ở Việt Nam do ảnh hưởng sâu sắc của Phật giáo. Tại mọi ngôi chùa mà tôi ghé thăm, bao gồm cả chùa Long Sơn ở Nha Trang, nhiều người Việt Nam thành kính đặt giày dép ngoài cửa, đi chân trần và quỳ trước tượng Phật hàng giờ. Mùi hương lẫn mùi cỏ cây hoa lá, hay thậm chí là mùi nước mắm từ các quầy bán đồ ăn dạo không đếm xuể trên phố tạo thành một sự kết hợp dễ làm người khác say lòng.

Các quầy đồ uống khá đơn giản, với một vài chai nước ngọt, một vài cốc đựng đá và một vài chiếc ghế nhựa. Ngồi nhai đá trên một chiếc ghế nhựa màu hồng, trông có vẻ không thanh lịch như ngồi tại một quán cà phê ngoài trời ở châu Âu, nhưng lại mang tới cảm giác thật tuyệt.

Với quầy bán đồ ăn, những chiếc ghế nhựa của họ không bao giờ thừa, đặc biệt là về đêm. Những người đi đường chọn chỗ và ngồi thưởng thức và hầu như họ không nói một lời. Những cô gái Việt Nam xinh đẹp mặc áo dài truyền thống cũng làm như vậy mà không hề lo lắng chiếc áo của mình sẽ bị phai màu.

Là một du khách, nói tiếng Anh hay Pháp, có thể là một điều bất lợi vì những người bán hàng dạo có thể nói giá cao hơn, nhưng hầu hết người dân địa phương đều khá thân thiện và tốt bụng hơn với người nước ngoài. Ví dụ, một thanh niên Việt Nam đã giúp tôi trả hóa đơn ở Hội Anh khi tôi đang mặc cả với người bán hàng. Tôi thậm chí còn chưa có cơ hội cám ơn anh ấy.

Lòng tốt của người Việt Nam còn được thể hiện rõ ràng khi tôi không thể đi qua đường sau 15 phút cố gắng. Đường phố ở đây, giống như nhiều quyển sách du lịch và video “cảnh báo”, rất hỗn loạn. Nhưng tôi đã được giúp đỡ bởi một người dân địa phương đầy đồng cảm, người đã ra dấu cho tôi đi theo và vượt qua con phố đông đúc một cách an toàn.

Những phương tiện gắn máy đóng góp một phần quan trọng trong cuộc sống của người dân Việt Nam, giúp vận chuyển đồ và thực hiện các dịch vụ. Mũ bảo hiểm và khẩu trang đã trở thành “tuyên ngôn” thời trang và cho mọi người có cơ hội thể hiện “cái tôi”.

Ở Việt Nam, bạn có thể bắt gặp người nước ngoài ở bất kỳ đâu, điều đó cho thấy tầm quan trọng của ngành công nghiệp du lịch ở đây. Có rất nhiều nhà nghỉ, khách sạn và cả những quán “Sinh Cafe” giả cung cấp các chuyến du lịch trong nước, ngoài ra hệ thống wifi cũng lan xuống cả vùng nông thôn ở đồng bằng sông Cửu Long.

Sự đa dạng về cảnh sắc giúp Việt Nam trở nên nổi tiếng trên khắp thế giới. Sau khi khoe với bạn bè những bức ảnh tôi chụp tại buổi biểu diễn múa rối nước ở Hà Nội, tắm bùn ở Nha Trang và trượt cát ở Mũi Né, chẳng có gì là khó khăn để thuyết phục họ đóng gói đồ đạc và tự mình khám phá dải đất hình chữ S này.

. Theo BAODATVIET.VN/AsiaOne

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Cắt đứt đường 19 trong chiến dịch Tây Nguyên - xuân 1975   (21/03/2011)
Cắt đứt đường 19 trong Chiến dịch Tây Nguyên-Xuân 1975  (18/03/2011)
Cắt đứt đường 19 trong chiến dịch Tây Nguyên-Xuân 1975  (16/03/2011)
Anh hùng hơn 40 năm sống lặng lẽ giữa đời thường  (14/03/2011)
Gặp lại những cựu tù cuối cùng rời "địa ngục trần gian"   (10/03/2011)
Đòn chí mạng giáng vào chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh"  (06/03/2011)
Có hay không nghĩa trang đầu tiên của Liên khu 5?   (01/03/2011)
Hành hương về nguồn cội…   (22/02/2011)
“Mà nay áo vải cờ đào...”  (17/02/2011)
DU KÝ BÌNH ĐỊNH NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX  (15/02/2011)
Đặng Thùy Trâm trong ký ức của những thủy thủ tàu không số  (14/02/2011)
Sáng mãi hào quang Tây Sơn   (12/02/2011)
Gò 13 hay là sự tích gò Đống Đa  (08/02/2011)
DƯỚI BÓNG MÁT CÂY ME LÃO  (07/02/2011)
Tây Sơn, hồn dân tộc rền trong tiếng trống  (30/01/2011)