Thứ ba, ngày 1/4/2025

Bình Định Online cập nhật nhiều lần trong ngày !
| Liên kết | Tìm kiếm

- Lễ hội kỷ niệm 48 năm ngày chiến thắng Đèo Nhông – Dương Liễu

- Lễ hội kỷ niệm 224 năm Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa

- Hân hoan đón chào năm mới

- Thành công tốt đẹp

- Ấn tượng “Lễ hội đường phố”

- Đắm mình trong không gian võ

- Khai mạc Liên hoan Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam lần IV

- Lãnh đạo UBND tỉnh thăm các cơ quan báo chí

Ø Các làn điệu dân ca và bài chòi: Tiếng hát Kim Cúc

Ø Làn điệu dân ca

Ø Album mới, ca khúc mới

- Ở lại với dòng sông

- Tiến sĩ Bình Định hiện đại

- Bình Định -
Một vùng đất võ

- Mịch Quang

Kịch bản - Hồi ký

- Bão táp cung đình

- Sông Côn mùa lũ

- Tàu thống nhất

- Máy bay

- Xe Buýt

- Lịch xe khách

- Khách sạn - Nhà hàng

- Thông tin tuyển dụng

- Điện - Nước

- Dự báo thời tiết

- Chương trình Truyền hình

- Kết quả xổ số kiến thiết

- Quảng cáo

Du lịch Việt Nam trong năm 2013: Hướng đến thị trường mới

Trong hai tháng đầu năm 2013, lượng khách quốc tế tại nhiều thị trường vốn được xem là thế mạnh của du lịch nước ta bất ngờ giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2012.

3 đứa trẻ nghèo, mồ côi mẹ

Anh Trương Thành Đáo (34 tuổi) có vợ là Trần Thị Hồng (36 tuổi), ở thôn Thanh Danh, xã Nhơn Phong, thị xã An Nhơn. Gia đình làm nông, chỉ có 2 sào ruộng canh tác nên thu nhập rất thấp.

 
Khảo cổ học thành hoàng đế lần thứ 5:
“Đi tìm lời giải cho bài toán khó”
15:45', 14/10/ 2012 (GMT+7)

Sự biến động của lịch sử đã chồng xếp lên kinh đô Hoàng đế Thái Đức – Nguyễn Nhạc nhiều vỉa tầng văn hóa (Champa, Tây Sơn, nhà Nguyễn) và sau khi Nguyễn Ánh lên ngôi, thành Hoàng Đế bị triệt phá, dựng trấn thành Bình Định, rồi Lăng Võ Tánh và đền Song Trung. Dấu vết kinh đô vương triều đầu tiên nhà Tây Sơn hầu như bị xóa sạch. Những năm qua, khảo cổ học đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề về kiến trúc cung đình Hoàng Đế - Thái Đức. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điều cần thẩm định, nghiên cứu tiếp tục. Hiện nay, thành Hoàng Đế đang tổ chức khai quật lần thứ 5.

 

Khai quật di tích thành Hoàng Đế lần thư 5, tháng 10 năm 2012.

Trên cùng một địa điểm, lần lượt hiện diện hai tòa thành, hai vương triều của hai tộc người, cách nhau hơn 300 năm với hai tên gọi: Đồ Bàn (Champa), Hoàng Đế (Tây Sơn), cùng giữ vai trò kinh đô của mỗi giai đoạn lịch sử. Tuy nhiên, nguồn sử liệu về hai tòa thành – hai kinh đô này lại quá mờ nhạt. Mặt khác, dưới thời kinh đô Đồ Bàn – Vijaya, sau nhiều lần chiến tranh tàn phá, nhất là cuộc chiến tranh xâm lược của người Khmer, kinh đô Vijaya bị phá hủy nặng nề. Xây dựng, phá hủy rồi xây dựng lại. Suốt một thời gian dài 5 thế kỷ (XI - XV), kinh đô Đồ Bàn liên tục được xây dựng, tu bổ phục hồi ở nhiều thời điểm khác nhau. Dấu tích mới, cũ, trước, sau, còn, mất chồng xếp, lẫn lộn nhau.

Năm 1776, Tây Sơn vương - Nguyễn Nhạc, cho quân sửa lại thành Đồ Bàn làm đại bản doanh của quân khởi nghĩa, sau khi giành thắng lợi trên vùng đất từ Quảng Nam đến Phú Yên. Sách Lê Quý Dật Sử chép: “Nguyễn Nhạc nhân đất cũ của Chiêm Thành, sửa đắp thành Đồ Bàn, đào lấy đá ong xây thành lũy, mở rộng cung điện …”. Trong Nguyễn Thị Tây Sơn Ký của Nguyễn Văn Hiển cho biết “Dã sử chép: Tây Sơn Nguyễn Nhạc cho xây thêm thành Đồ Bàn để trú đóng, rồi mệnh danh là thành Hoàng Đế … Đến đời nhà Lê năm Bính Thân (1776), tức niên hiệu Cảnh Hưng thứ 37 và Tây Sơn Nguyễn Nhạc năm thư 4, bèn nhân đó mà đóng đô, mở rộng cửa Đông kéo dài tới 15 dặm, tường thành được đắp cao rồi xây bằng đá ong, bề cao tới 1 trượng 4 thước, bề dày 1 trượng, mở rộng thêm 1 cửa thành ra 5 cửa; riêng phía trước có 2 cửa, bên tả là cửa Tân Khai, bên hữu là của Vệ Môn, tức là cửa Nam xưa của Chiêm Thành mà ông Nhạc vẫn để như cũ, sau vì xét thấy cửa tả hơi lệch phía hữu, vả lại ở trước mặt cung thất không tiện cho sự vận chuyển, bèn mở thêm một cửa ở phía tả gọi là cửa Khai Môn”.

Như vậy, sau hơn 300 năm hoang phế, trải qua bao cuộc bể dâu, thành Đồ Bàn lúc bấy giờ “vườn hoa sư làm chùa; cung điện thành ruộng cày” (Đồ Bàn Thành Ký). Đến khi Nguyễn Nhạc cho tu sửa lại và định đô, ngoài việc mở rộng quy mô, đào đắp kiên cố, nhiều công trình kiến trúc được xây dựng trên nền cũ. Di tích kiến trúc thành Đồ Bàn hầu như bị lớp kiến trúc thời Tây Sơn bao phủ.

Năm 1799, Nguyễn Ánh đánh chiếm thành Hoàng Đế “đổi tên thành ấy gọi là thành Bình Định, để Chưởng hậu quân Võ Tánh và Lễ bộ Thượng thư Ngô Tùng Châu trấn thủ” (Đại Nam liệt truyện chính biên). Năm 1800, quân Tây Sơn tấn công vây hãm thành, Võ Tánh tự thiêu ở lầu Bát giác, Ngô Tùng Châu uống thuốc độc tự tử, Tây Sơn chiếm lại thành. Năm 1801, khi Phú Xuân thất thủ, quân Tây Sơn bỏ thành Hoàng Đế theo đường Thượng đạo rút quân ra Bắc. Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi, thành Hoàng Đế bị triệt hạ phá bỏ, xây dựng thành mới làm trấn thành Bình Định. Năm Gia Long thứ 7, trấn thành Bình Định dời về hai thôn Kim Châu và An Nghĩa, huyện Tuy Viễn (khu vực trung tâm thị xã An Nhơn ngày nay).

Khi xây thành Bình Định mới, nhà Nguyễn dỡ bỏ thành Hoàng Đế để tận dụng vật liệu đá ong. Sau đó, để tưởng nhớ lòng trung của Võ Tánh và Ngô Tùng Châu, nhà Nguyễn cho san bằng khu trung tâm Tử thành xây dựng lăng mộ Võ Tánh ngay trên nền cung điện Bát giác lầu của nhà Tây Sơn và đền Song Trung trong khuôn viên hình chữ nhật (dài 174m, rộng 126m); xung quanh ba mặt Bắc, Đông, Tây là tường đá ong dày, riêng tường mặt Nam xây lại một lớp tường mỏng trên móng đá ong của tường cũ và xây cổng Tam quan.

Một lần nữa địa điểm hai lần kinh đô lại bị chiến tranh nội chiến tàn phá, rồi xây dựng trấn thành, cuối cùng dỡ bỏ hoàn toàn để xây lăng mộ Võ Tánh và đền Song Trung. Một lớp văn hóa mới – nhà Nguyễn tiếp tục chồng xếp lên hai lớp văn hóa Champa và Tây Sơn.

Mặc dù, khảo cổ học trong 4 mùa khai quật năm 2004, 2005, 2006 và 2007 đã bóc tách làm xuất lộ một số kiến trúc cung đình của kinh đô Hoàng Đế Thái Đức – Nguyễn Nhạc: nền móng cung điện lầu Bát giác, các thủy hồ, đàn Nam Giao … và đã cung cấp những thông tin cần thiết cho công tác trùng tu, phục hồi thành Hoàng Đế giai đoạn một vừa qua. Tuy nhiên, để tiếp tục trùng tu giai đoạn hai cần có thêm những chứng cứ khoa học thuyết phục của khảo cổ học về các công trình kiến trúc cung đình Hoàng Đế - Thái Đức và nhất là để có tiếng nói chung về không gian Tử thành. Vì hiện nay, không gian “Tử cấm thành” và cấu trúc các vòng thành vẫn còn có những ý kiến trái chiều nhau. Đây là “bài toán khó” mà các nhà khảo cổ đang đi tìm lời giải đáp.

  • NGUYỄN THANH QUANG
Gửi tin nay qua Email In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Đặc điểm kiến trúc chùa Hoa ở Bình Định  (12/10/2012)
NHỮNG CƯ DÂN ĐẦU TIÊN PHỦ HOÀI NHƠN THỜI MỞ CÕI  (04/10/2012)
CƠ CẦU TỔ CHỨC LÀNG XÃ AN NHƠN THẾ KỶ XIX  (25/09/2012)
HOÀI NHƠN: CÁI NHÌN ĐỊA LÝ, VĂN HÓA VÀ LỊCH SỬ  (14/09/2012)
Nước Mặn - Đô thị cổ  (04/09/2012)
25 năm - ghi nhận một chặng đường  (31/08/2012)
Nhơn Châu từ góc nhìn lịch sử  (30/08/2012)
Dốc sức giữ màu thổ cẩm  (25/08/2012)
TÌM VỀ PHỐ CỔ QUY NHƠN TRONG LỊCH SỬ  (22/08/2012)
Gò Thị-Di tích văn hóa Sa Huỳnh trên đất Vĩnh Thạnh  (13/08/2012)
BÌNH ĐỊNH – KHÔNG CHỈ LÀ “ĐẤT VÕ”…  (04/08/2012)
Khu Lưu niệm đồng chí Võ Chí Công: Ấn tượng một vùng quê xứ Quảng  (03/08/2012)
Giáo sư, viện sĩ Trần Đình Sơn - một niềm tự hào của người xứ Nẫu  (31/07/2012)
Sống mãi những anh hùng…  (26/07/2012)
Người đầu tiên phát hiện hang yến ở Quy Nhơn   (24/07/2012)
 
Theo dòng thời sự

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Chính phủ Việt Nam ngày 7.3 đã ký 2 hiệp định vay vốn với tổng trị giá 111,88 triệu USD nhằm hỗ trợ Việt Nam phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng phát thải khí các-bon thấp và tăng cường năng lực của Chính phủ để khởi động, chuẩn bị và triển khai tốt hơn các dự án do ADB tài trợ.

Một trận động đất 3,6 độ richter gây rung chuyển toàn vùng núi tại khu vực huyện Bắc Trà My, Quảng Nam vào lúc 15 giờ 39 ngày 7.3. Trận động đất này đã phát ra tiếng nổ và kéo dài khoảng 3 giây. Theo đánh giá của Viện Vật lý địa cầu, động đất gây nên rung động cấp IV (theo thang MSK-64) ở khu vực chấn tâm động đất. Đây là trận động đất thứ 7 trong vòng 4 ngày qua tại khu vực này.

Văn hóa lễ hội

Từ bao đời nay, lễ hội luôn giữ vai trò như sợi dây gắn kết cộng đồng, tạo dựng không gian văn hóa vừa trang trọng, linh thiêng vừa tưng bừng, náo nức mỗi dịp đầu năm. Lễ hội cũng là dịp để mỗi người trở về với cội nguồn dân tộc, tưởng nhớ công ơn người đi trước, cầu mong những điều tốt lành.

Báo Bình Định xuất bản: Thứ hai, ba, tư, năm, sáu, bảy, chủ nhật và Bình Định điện tử
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định

(Giấy phép xuất bản số 500/GP-BVHTT của Bộ Văn hóa - Thông tin cấp ngày 15.11.2002)
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn - Điện Thoại: 056.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail: tsbbd@dng.vnn.vn - http://www.baobinhdinh.com.vn