Thứ ba, ngày 1/4/2025

Bình Định Online cập nhật nhiều lần trong ngày !
| Liên kết | Tìm kiếm

- Lễ hội kỷ niệm 48 năm ngày chiến thắng Đèo Nhông – Dương Liễu

- Lễ hội kỷ niệm 224 năm Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa

- Hân hoan đón chào năm mới

- Thành công tốt đẹp

- Ấn tượng “Lễ hội đường phố”

- Đắm mình trong không gian võ

- Khai mạc Liên hoan Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam lần IV

- Lãnh đạo UBND tỉnh thăm các cơ quan báo chí

Ø Các làn điệu dân ca và bài chòi: Tiếng hát Kim Cúc

Ø Làn điệu dân ca

Ø Album mới, ca khúc mới

- Ở lại với dòng sông

- Tiến sĩ Bình Định hiện đại

- Bình Định -
Một vùng đất võ

- Mịch Quang

Kịch bản - Hồi ký

- Bão táp cung đình

- Sông Côn mùa lũ

- Tàu thống nhất

- Máy bay

- Xe Buýt

- Lịch xe khách

- Khách sạn - Nhà hàng

- Thông tin tuyển dụng

- Điện - Nước

- Dự báo thời tiết

- Chương trình Truyền hình

- Kết quả xổ số kiến thiết

- Quảng cáo

Du lịch Việt Nam trong năm 2013: Hướng đến thị trường mới

Trong hai tháng đầu năm 2013, lượng khách quốc tế tại nhiều thị trường vốn được xem là thế mạnh của du lịch nước ta bất ngờ giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2012.

3 đứa trẻ nghèo, mồ côi mẹ

Anh Trương Thành Đáo (34 tuổi) có vợ là Trần Thị Hồng (36 tuổi), ở thôn Thanh Danh, xã Nhơn Phong, thị xã An Nhơn. Gia đình làm nông, chỉ có 2 sào ruộng canh tác nên thu nhập rất thấp.

 
ĐỊA GIỚI PHỦ TRẤN BIÊN HOÀI NHƠN XƯA
17:4', 21/10/ 2012 (GMT+7)

Đèo Cù Mông-ranh giới tỉnh Bình Định và Phú Yên ngày nay.

Năm Hồng Đức thứ 2 (1471), nước Đại Việt mở đất đến núi Thạch Bi (còn gọi là núi Đá Bia, nằm giữa tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa ngày nay), phủ Hoài Nhơn ra đời. theo “Đại Nam nhất thống toàn đồ” và miêu tả của Phan Huy Chú, Vùng đất trấn biên Hoài Nhơn xưa rộng lớn hơn tỉnh Bình Định ngày nay rất nhiều: “phủ Hoài Nhơn nằm về phía nam Quảng Nam, phía tây giáp Ai Lao, phía nam giáp bờ biển Chiêm Thành.”

Một trong những qui luật chính của cư dân nước ta (dân tộc Việt, dân tộc Chăm…) thời cổ đại thuộc thời đại đồ đồng và sơ kỳ thời đại đồ sắt (3.000 – 2.500 năm trước công nguyên) là công cuộc chiếm lĩnh đồng bằng của những con sông. Trong buổi đầu của sự hội nhập để chiếm lĩnh đồng bằng có sự tham gia của nhiều nền văn hóa khảo cổ, từ núi xuống biển và từ biển vào. Suốt một thời gian khá dài các nhà nước cổ trung đại thường xác định ranh giới quốc gia chủ yếu ở vùng đồng bằng ven biển, còn biên giới vùng rừng núi phía tây thì rất mơ hồ.

Chiêm Thành ra đời từ đầu thế kỷ thứ 2. Về lãnh thổ, hầu hết các nguồn tài liệu đều nói nước Chiêm thành nằm trên duyên hải miền trung Việt nam, phía Bắc từ Đèo Ngang vào tới Bình Tuy (Bình Thuận) ngày nay. Tuy nhiên cũng có tác giả cho rằng vương quốc Chiêm Thành bao trùm cả vùng duyên hải lẫn cao nguyên Trung phần.

Năm 1149, vua Chiêm Harivarman đệ I, sau khi đánh đuổi Chân Lạp giành lại nước, thừa thắng tấn công các bộ tộc ở cao nguyên Trung phần, lúc đó Vamcaraja làm thủ lĩnh sang cầu cứu vua Lý Anh Tông vào năm 1150, nhưng cuối cùng liên quân Đại Việt và các bộ tộc vẫn không chống nổi quân Chiêm, nên một phần cao nguyên phải thuần phục Chiêm Thành cho tới năm 1471 vua Lê Thánh Tông mới giải phóng hoàn toàn ách đô hộ của Chiêm Thành cho các bộ tộc.

Sách Phủ biên Tạp lục, Lê Quí Đôn viết: “Núi Đá Bia ở Phú Yên là chỗ tiền triều phân địa giới với Chiêm Thành, núi đến rất xa, tự đầu nguồn liên lạc đến bờ biển. Núi này cao hơn núi khác. Khi Thánh Tông đánh được Chiêm Thành lấy đất này vào xứ Quảng Nam, lập dòng dõi Chiêm Thành cũ, phong cho từ đất ấy trở về phía Tây, tạc đỉnh núi lập bia làm địa giới, lưng xoay về phía Bắc, mặt về phía Nam, lâu ngày chữ đã mòn mất”.

Trong Đại Nam nhất thống chí chép: “Đánh được Chiêm Thành, mở đất đến núi Thạch Bi, chia đất làm ba huyện: Bồng Sơn, Phù Ly và Tuy Viễn, đặt phủ Hoài Nhơn, lệ vào Quảng Nam thừa tuyên, nhưng từ núi Cù Mông về nam vẫn là người Man, người Lạo ở chưa có thì giờ để kinh lý đến”.

Quảng Nam là 1 trong 13 xứ thừa tuyên của Đại Việt lúc bấy giờ gồm có 3 phủ: Thăng Hoa (Quảng Nam, Đà Nẵng ngày nay), phủ Tư Nghĩa (Quảng Ngãi ngày nay) và phủ Hoài Nhơn gồm 3 huyện: huyện Bồng Sơn (nay là huyện Hoài Nhơn, Hoài Ân, An Lão), huyện Phù Ly (nay là huyện Phù Mỹ, Phù Cát), huyện Tuy Viễn (nay là huyện Tuy Phước, An Nhơn, Tây Sơn, vân canh, Vĩnh Thạnh, An Khê, thành phố Quy Nhơn). Do vậy, khái niệm “xứ Quảng” lúc bấy giờ bao gồm Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên ngày nay.

Trong suốt chiều dài lịch sử, hầu như biên giới Việt – Chiêm không bao giờ cố định vì chiến tranh liên miên giữa hai nước. Và cứ mỗi lẫn như thế thì biên giới lại thay đổi. Sau năm 1471, mới có sự minh định ranh giới núi Đá Bia (Thạch Bi).

Theo Đại Nam nhất thống toàn đồ năm 1834 và với sự miêu tả của Phan Huy Chú, chúng ta có thể hiểu rõ được phần nào miền Tây của phủ Hoài Nhơn: “Phủ Hoài Nhơn nằm về phía nam Quảng Nam, phía tây giáp Ai lao, phía nam giáp bờ biển Chiêm Thành, tiền triều đã dựng bia đá trên núi làm giới hạn”.

Như vậy có thể xác định địa giới của vùng đất trấn biên: phủ Hoài Nhơn lúc bấy giờ là khá rộng lớn, bao gồm: Bình Định, Phú Yên và cả Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc ngày nay.

Đến năm 1578, sau hơn 100 năm thành lập phủ Hoài Nhơn và sau hơn 100 năm vùng đất từ đèo Cù Mông đến núi Thạch Bi là “vùng đệm”, chúa Nguyễn bổ Lương Văn Chánh làm tri huyện Tuy Viễn để dẹp yên trấn biên và chiêu tập dân xiêu tán đến ở phía Nam Cù Mông và Bà Đài (Xuân Đài), khai khẩn ruộng hoang ở dọc sông Đà Diễn (huyện Sông Cầu, Tuy An, Tuy Hòa ngày nay) sáp nhập vào huyện Tuy Viễn.

Năm 1611, Chiêm Thành xâm phạm phía Bắc biên giới Đá Bia, Chúa Nguyễn Hoàng sai Văn Phong đem quân đánh dẹp, thu phục lại phần đất của Đại Việt có từ thời Lê (từ 1471), từ đèo Cù Mông đến núi Thạch Bi được chia làm hai huyện Đồng Xuân và Tuy Hòa lập ra phủ Phú Yên, cũng lệ vào dinh Quảng Nam.

Khác với vùng Thuận Hóa, Điện Bàn, Thăng Hoa, Tư Nghĩa, sau khi tiếp quản vùng đất mới, cuộc chiến tranh vùng biên giới kéo dài hàng thế kỷ, mất đi điều kiện an cư lạc nghiệp ngay từ đầu. Ở Hoài Nhơn sau năm 1471, là thời kỳ ổn định và phát triển kinh tế xã hội. Vua Lê Thánh Tông từ kinh nghiệm lịch sử đã khôn khéo, chỉ đưa dân vào định cư lập làng đến chân đèo Cù Mông còn vùng đất từ đèo Cù Mông đến núi Đá Bia làm “vùng đệm”, dù chưa đưa dân vào nhưng cương vực của Đại Việt ở phía cực Nam lúc bấy giờ được xác định tại núi Đá Bia: “Chiêm Thành qua đó, quân thua nước mất”.

Như vậy 140 năm (từ 1471 – 1611) phủ Hoài Nhơn, sau là phủ Quy Nhơn (1602) là vùng đất trấn biên của Đại Việt có một giới hạn địa vực khá rộng lớn bao gồm 5 tỉnh duyên hải và cao nguyên ngày nay: Bình Định, Phú Yên, Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc.

  • NGUYỄN THANH QUANG
Gửi tin nay qua Email In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
“Đi tìm lời giải cho bài toán khó”  (14/10/2012)
Đặc điểm kiến trúc chùa Hoa ở Bình Định  (12/10/2012)
NHỮNG CƯ DÂN ĐẦU TIÊN PHỦ HOÀI NHƠN THỜI MỞ CÕI  (04/10/2012)
CƠ CẦU TỔ CHỨC LÀNG XÃ AN NHƠN THẾ KỶ XIX  (25/09/2012)
HOÀI NHƠN: CÁI NHÌN ĐỊA LÝ, VĂN HÓA VÀ LỊCH SỬ  (14/09/2012)
Nước Mặn - Đô thị cổ  (04/09/2012)
25 năm - ghi nhận một chặng đường  (31/08/2012)
Nhơn Châu từ góc nhìn lịch sử  (30/08/2012)
Dốc sức giữ màu thổ cẩm  (25/08/2012)
TÌM VỀ PHỐ CỔ QUY NHƠN TRONG LỊCH SỬ  (22/08/2012)
Gò Thị-Di tích văn hóa Sa Huỳnh trên đất Vĩnh Thạnh  (13/08/2012)
BÌNH ĐỊNH – KHÔNG CHỈ LÀ “ĐẤT VÕ”…  (04/08/2012)
Khu Lưu niệm đồng chí Võ Chí Công: Ấn tượng một vùng quê xứ Quảng  (03/08/2012)
Giáo sư, viện sĩ Trần Đình Sơn - một niềm tự hào của người xứ Nẫu  (31/07/2012)
Sống mãi những anh hùng…  (26/07/2012)
 
Theo dòng thời sự

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Chính phủ Việt Nam ngày 7.3 đã ký 2 hiệp định vay vốn với tổng trị giá 111,88 triệu USD nhằm hỗ trợ Việt Nam phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng phát thải khí các-bon thấp và tăng cường năng lực của Chính phủ để khởi động, chuẩn bị và triển khai tốt hơn các dự án do ADB tài trợ.

Một trận động đất 3,6 độ richter gây rung chuyển toàn vùng núi tại khu vực huyện Bắc Trà My, Quảng Nam vào lúc 15 giờ 39 ngày 7.3. Trận động đất này đã phát ra tiếng nổ và kéo dài khoảng 3 giây. Theo đánh giá của Viện Vật lý địa cầu, động đất gây nên rung động cấp IV (theo thang MSK-64) ở khu vực chấn tâm động đất. Đây là trận động đất thứ 7 trong vòng 4 ngày qua tại khu vực này.

Văn hóa lễ hội

Từ bao đời nay, lễ hội luôn giữ vai trò như sợi dây gắn kết cộng đồng, tạo dựng không gian văn hóa vừa trang trọng, linh thiêng vừa tưng bừng, náo nức mỗi dịp đầu năm. Lễ hội cũng là dịp để mỗi người trở về với cội nguồn dân tộc, tưởng nhớ công ơn người đi trước, cầu mong những điều tốt lành.

Báo Bình Định xuất bản: Thứ hai, ba, tư, năm, sáu, bảy, chủ nhật và Bình Định điện tử
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định

(Giấy phép xuất bản số 500/GP-BVHTT của Bộ Văn hóa - Thông tin cấp ngày 15.11.2002)
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn - Điện Thoại: 056.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail: tsbbd@dng.vnn.vn - http://www.baobinhdinh.com.vn