“LẠY VÀ XÁ” TRONG NGHI LỄ VĂN HÓA NGƯỜI VIỆT Ở MIỀN TRUNG
16:10', 7/11/ 2012 (GMT+7)

Lạy là gì? là cử chỉ thể hiện sự khiêm nhường, sự cung kính trước đấng thiêng liêng như: Trời, Đất, Thánh, Thần, Giáo chủ các tôn giáo và các đấng sinh thành...

 

Lạy tạ ơn đấng sinh thành. (ảnh minh họa).

 

Dưới thời phong kiến, lạy còn dùng để biểu lộ sự cung kính, biết ơn đối với ông bà, cha mẹ, cô gì, chú bác còn sống, sự tương kính của vợ chồng đối với nhau trong ngày lễ thành hôn, của học trò đối với công ơn dạy bảo của thầy học, của con dân đối với vua quan là những người có công bảo vệ Tổ quốc mang lại sự an cư lạc nghiệp cho dân. Lạy còn được thể hiện khi người ta chịu một cái ơn sâu quá nặng, quá lớn đối với người đã làm ơn cho mình như cứu mạng, minh oan...

Vì thế mà trong nghi thức thờ cúng Tổ tiên, con cháu dùng lạy để tỏ sự tôn kính đối với các đấng sinh thành đã khuất. Đó là cử chỉ bên ngoài để diễn tả tấm lòng trọng vọng sâu đậm và nhiệt thành, cái thuận vọng thuận tùng trung hậu không do bắt buộc. Giá trị thực sự của cái lạy là ở trong tâm của mình. Vì vậy, tâm phải tịnh khi lạy.

Lạy đi đôi với xá (phía bắc gọi là vái).Vậy xá là gì? Là động tác chắp hai bàn tay lại, cúi mình xuống 45 độ hay 15 độ để tỏ sự thành kính của mình đối với người đối diện, gọi là xá sâu xa gọi là xá cạn. Xá cạn được dùng trong trường hợp kết hợp với lạy. Lạy xong thì xá cạn. Cũng được dùng trong việc giao tế hàng ngày. Theo phong hóa của người miền Trung, khi chào người lớn tuổi hơn mình, hoặc có địa vị xã hội cao quý, gặp ngoài đường hay người ấy đến nhà, thường dùng xá cạn để chào. Thường chỉ một xá, nhưng cũng có trường hợp mình quá xúc động trước sự xuất hiện của vị khách, quá vui mừng, người ta hay xá hai ba cái, hay lia lịa.

Còn xá sâu được dùng trong trường hợp thay cho lạy. Đó là trường hợp người chủ lễ đứng trước bàn thờ chính để cử hành khóa lễ mà hai bên có bàn thờ Tả ban, Hữu ban. Buổi lễ kết thúc bao gồm cũng 4 lạy 3 xá cạn. Sau đó, thay vì đến trước bàn thờ kia lạy 4 lạy 3 xá cạn, thì vẫn đứng tại chỗ, chỉ quay mình hướng về bàn thờ bên tả, rồi bên hữu xá mỗi bên 3 xá sâu, gọi là lễ tam khấu. Ngày nay do bận âu phục, nếu khom người xuống cấn cá, nên người ta thường xá sâu thay cho lạy. Trường hợp thứ ba khi đi phúng điếu người quá cố, mà mình bận âu phục, hoặc người nằm trong quan tài ít tuổi hơn mình, hoặc địa vị xã hội thua mình, hoặc do xã giao chứ không thân tình, người ta cũng dùng xá sâu thay cho lạy.

Vậy lạy mấy lạy, xá mấy xá là hợp lệ ? Lạy phật 3 lạy theo cái nghĩa tam thế Phật thể hiện “quá khứ, hiện tại và tương lai” hay tam bảo “Phật, pháp, tăng”; lạy thần, thánh 5 lạy theo cái nghĩa  các ngài trụ khắp 5 phương; Lạy người chết đã chôn trong đó có Tổ tiên Ông bà, cha mẹ và những  người mình tôn kính tương đương với 4 lạy theo cái nghĩa “Tứ thân phụ mẫu”. Lạy người còn sống (lễ chúc thọ, khi xuất giá) thì 2 lạy theo cái nghĩa âm dương là nguồn gốc thì coi như còn thuộc về dương, còn sống ta chỉ lạy 2 lạy chứ không phải 4 lạy. Còn xá cạn sau lạy thì trường hợp nào cũng 3 xá  theo cái ý “Tam tài thiên địa nhân”.

Trong khi lạy có cái chắp tay ngụ về dịch lý không phải ngẫu nhiên. Cách chắp tay trong việc thờ cúng thần thánh, Tổ tiên có khác cách chắp tay trong nghi thức cúng tế của các tôn giáo. Chẳng hạn, trong đạo Phật khi chắp tay đứng trước bàn thờ, hai bàn tay giăng thẳng, các ngón tay sát vào nhau, hai mặt bàn tay úp sát vào nhau. Còn cách chắp tay trong tín ngưỡng dân gian lại khác. Như vậy, việc lạy xá trước bàn thờ Tổ tiên, không chỉ thể hiện cử chỉ đạo đức của con cháu đối đấng sinh thành, mà còn chứa đựng cái vũ trụ quan và nhân sinh quan của chúng ta.

Người xưa người ta làm cái gì cũng có ý nghĩa, căn nguyên của nó, không phải tự mà bịa ra. Thiết nghĩ ta cũng nên suy ngẫm mà học tập.

  • TS.Đinh Bá Hòa 
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Ưu tiên nón ngựa Phú Gia và rượu Bàu Đá   (24/10/2012)
ĐỊA GIỚI PHỦ TRẤN BIÊN HOÀI NHƠN XƯA  (21/10/2012)
“Đi tìm lời giải cho bài toán khó”  (14/10/2012)
Đặc điểm kiến trúc chùa Hoa ở Bình Định  (12/10/2012)
NHỮNG CƯ DÂN ĐẦU TIÊN PHỦ HOÀI NHƠN THỜI MỞ CÕI  (04/10/2012)
CƠ CẦU TỔ CHỨC LÀNG XÃ AN NHƠN THẾ KỶ XIX  (25/09/2012)
HOÀI NHƠN: CÁI NHÌN ĐỊA LÝ, VĂN HÓA VÀ LỊCH SỬ  (14/09/2012)
Nước Mặn - Đô thị cổ  (04/09/2012)
25 năm - ghi nhận một chặng đường  (31/08/2012)
Nhơn Châu từ góc nhìn lịch sử  (30/08/2012)
Dốc sức giữ màu thổ cẩm  (25/08/2012)
TÌM VỀ PHỐ CỔ QUY NHƠN TRONG LỊCH SỬ  (22/08/2012)
Gò Thị-Di tích văn hóa Sa Huỳnh trên đất Vĩnh Thạnh  (13/08/2012)
BÌNH ĐỊNH – KHÔNG CHỈ LÀ “ĐẤT VÕ”…  (04/08/2012)
Khu Lưu niệm đồng chí Võ Chí Công: Ấn tượng một vùng quê xứ Quảng  (03/08/2012)