Thứ bảy, ngày 3/5/2025

Bình Định Online cập nhật nhiều lần trong ngày !
| Liên kết | Tìm kiếm

- Lễ hội kỷ niệm 48 năm ngày chiến thắng Đèo Nhông – Dương Liễu

- Lễ hội kỷ niệm 224 năm Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa

- Hân hoan đón chào năm mới

- Thành công tốt đẹp

- Ấn tượng “Lễ hội đường phố”

- Đắm mình trong không gian võ

- Khai mạc Liên hoan Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam lần IV

- Lãnh đạo UBND tỉnh thăm các cơ quan báo chí

Ø Các làn điệu dân ca và bài chòi: Tiếng hát Kim Cúc

Ø Làn điệu dân ca

Ø Album mới, ca khúc mới

- Ở lại với dòng sông

- Tiến sĩ Bình Định hiện đại

- Bình Định -
Một vùng đất võ

- Mịch Quang

Kịch bản - Hồi ký

- Bão táp cung đình

- Sông Côn mùa lũ

- Tàu thống nhất

- Máy bay

- Xe Buýt

- Lịch xe khách

- Khách sạn - Nhà hàng

- Thông tin tuyển dụng

- Điện - Nước

- Dự báo thời tiết

- Chương trình Truyền hình

- Kết quả xổ số kiến thiết

- Quảng cáo

Du lịch Việt Nam trong năm 2013: Hướng đến thị trường mới

Trong hai tháng đầu năm 2013, lượng khách quốc tế tại nhiều thị trường vốn được xem là thế mạnh của du lịch nước ta bất ngờ giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2012.

3 đứa trẻ nghèo, mồ côi mẹ

Anh Trương Thành Đáo (34 tuổi) có vợ là Trần Thị Hồng (36 tuổi), ở thôn Thanh Danh, xã Nhơn Phong, thị xã An Nhơn. Gia đình làm nông, chỉ có 2 sào ruộng canh tác nên thu nhập rất thấp.

 
Lễ cúng bến nước của người Êđê
9:57', 1/2/ 2012 (GMT+7)

Đồng bào Êđê ở Tây Nguyên có phong tục “Cúng bến nước”. Lễ này nhằm cầu khấn cho nước luôn chảy trong, chảy suốt và chảy sạch.

 

Thiếu nữ Êđê trong lễ cúng bến nước.

 

“Hỡi các thần linh ở bốn phương Đông, Tây, Nam, Bắc. Hôm nay chúng tôi cúng bến nước, xin thần nước bảo vệ sức khoẻ cho đồng bào, nước luôn luôn chảy trong, chảy suốt, chảy sạch. Xin tổ tiên, thần nước phù hộ buôn làng đoàn kết, con cháu thảo hiền…” - Lời khấn của vị thầy cúng âm vang cả núi rừng, mở đầu phần nghi thức Lễ Cúng bến nuớc, một trong những phong tục đẹp của người Êđê ở Tây Nguyên.

Hàng năm, vào khoảng giữa cuối tháng Chạp, sau khi thu hoạch xong mùa màng, bà con Êđê sắm sanh lễ vật để cúng bên nước, cầu thần linh ban phước cho dân làng dồi dào sức khoẻ, làm ăn khá giả, buôn thôn đoàn kết.

Lễ vật cúng thần bến nước của người Êđê gồm một con heo có đốm trắng trên đầu và ché rượu cần. Tại bến nước, bà con dựng cái cổng bằng tre lô ô để báo cho dân làng biết ngày tổ chức lễ cúng, không được lấy nước tại bến.

Sau phần khấn tế của thầy cúng, những thiếu nữ Êđê xinh đẹp được buôn làng tuyển chọn, thướt tha trong bộ đồ truyền thống sẽ nhẹ nhàng múc từng bầu nước mát dưới bến, mang về phân phát cho người dân trong buôn để lấy lộc.

Già Y Nguê Mlô (66 tuổi, ở buôn Kô Tam, xã Ea Tu, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) cho biết tục cúng bến nước của người Êđê có từ xa xưa, khi hình thành các buôn làng. Cúng bến nước để các vị thần nước, thần núi, thần sông… biết được nơi đó có dân làng sinh sống mà ban sức khoẻ, làm ăn khấm khá; hơn thế nữa bà con trong buôn luôn yêu thương nhau, sống thủy chung, trước sau như một.

 

Chuẩn bị lễ vật ở gia đình để cúng thần linh tại gia đình.

 

“Nước đối với chúng tôi quan trọng hơn bất cứ thứ gì trên đời. Không có nước thì khó sống nổi vài ngày, nên người Êđê thờ thần nước như thờ tổ tiên nhà mình vậy”, già Mlô nói.

Cũng như các nghi lễ khác của người Êđê, tiếng cồng chiêng không bao giờ thiếu trong lễ cúng bến nước. Hàng trăm người dân Êđê tập trung về nhà cộng đồng của buôn làng để mở tiệc, uống rượu cần và nhảy múa vui chơi.

Lễ cúng bến nước là một hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng mang nhiều ý nghĩa tích cực trong đời sống tâm linh của người Êđê cần được bảo tồn và phát huy. Không chỉ đơn thuần là tín ngưỡng, phong tục này giúp người dân nâng cao ý thức về tầm quan trọng của nước trong đời sống thường ngày để giữ gìn, bảo vệ.

. Theo Báo Người Lao Động

Gửi tin nay qua Email In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Nồng ấm mùa xuân ở làng M9  (31/01/2012)
Những phát hiện mới qua khai quật khảo cổ tháp Mẫm  (30/01/2012)
Bánh ít lá gai  (27/01/2012)
Kỳ thú lăng Ông  (26/01/2012)
Tiếng cồng ấm ở làng M3  (24/01/2012)
Ngắm hàng hiếm trong thung lũng đào hoa  (22/01/2012)
Trò chuyện với một người trồng vạn thọ lai  (21/01/2012)
Bánh chưng, bánh tét vào mùa  (19/01/2012)
Du xuân ở 5 chùa 'linh' Đà Lạt  (18/01/2012)
Cộng đồng người Việt trên thế giới tổ chức Tết  (17/01/2012)
Phong tục ngày Tết Nguyên Đán xưa và nay  (15/01/2012)
Phát huy vai trò của già làng, người có uy tín   (12/01/2012)
Khám phá kiến trúc độc đáo của bến Nhà Rồng  (11/01/2012)
Truyền hình Nga giới thiệu đất nước, con người Việt  (03/01/2012)
Một góc nhìn từ báo Bình Định  (31/12/2011)
 
Theo dòng thời sự

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Chính phủ Việt Nam ngày 7.3 đã ký 2 hiệp định vay vốn với tổng trị giá 111,88 triệu USD nhằm hỗ trợ Việt Nam phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng phát thải khí các-bon thấp và tăng cường năng lực của Chính phủ để khởi động, chuẩn bị và triển khai tốt hơn các dự án do ADB tài trợ.

Một trận động đất 3,6 độ richter gây rung chuyển toàn vùng núi tại khu vực huyện Bắc Trà My, Quảng Nam vào lúc 15 giờ 39 ngày 7.3. Trận động đất này đã phát ra tiếng nổ và kéo dài khoảng 3 giây. Theo đánh giá của Viện Vật lý địa cầu, động đất gây nên rung động cấp IV (theo thang MSK-64) ở khu vực chấn tâm động đất. Đây là trận động đất thứ 7 trong vòng 4 ngày qua tại khu vực này.

Văn hóa lễ hội

Từ bao đời nay, lễ hội luôn giữ vai trò như sợi dây gắn kết cộng đồng, tạo dựng không gian văn hóa vừa trang trọng, linh thiêng vừa tưng bừng, náo nức mỗi dịp đầu năm. Lễ hội cũng là dịp để mỗi người trở về với cội nguồn dân tộc, tưởng nhớ công ơn người đi trước, cầu mong những điều tốt lành.

Báo Bình Định xuất bản: Thứ hai, ba, tư, năm, sáu, bảy, chủ nhật và Bình Định điện tử
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định

(Giấy phép xuất bản số 500/GP-BVHTT của Bộ Văn hóa - Thông tin cấp ngày 15.11.2002)
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn - Điện Thoại: 056.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail: tsbbd@dng.vnn.vn - http://www.baobinhdinh.com.vn