Chủ Nhật, ngày 4/5/2025

Bình Định Online cập nhật nhiều lần trong ngày !
| Liên kết | Tìm kiếm

- Lễ hội kỷ niệm 48 năm ngày chiến thắng Đèo Nhông – Dương Liễu

- Lễ hội kỷ niệm 224 năm Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa

- Hân hoan đón chào năm mới

- Thành công tốt đẹp

- Ấn tượng “Lễ hội đường phố”

- Đắm mình trong không gian võ

- Khai mạc Liên hoan Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam lần IV

- Lãnh đạo UBND tỉnh thăm các cơ quan báo chí

Ø Các làn điệu dân ca và bài chòi: Tiếng hát Kim Cúc

Ø Làn điệu dân ca

Ø Album mới, ca khúc mới

- Ở lại với dòng sông

- Tiến sĩ Bình Định hiện đại

- Bình Định -
Một vùng đất võ

- Mịch Quang

Kịch bản - Hồi ký

- Bão táp cung đình

- Sông Côn mùa lũ

- Tàu thống nhất

- Máy bay

- Xe Buýt

- Lịch xe khách

- Khách sạn - Nhà hàng

- Thông tin tuyển dụng

- Điện - Nước

- Dự báo thời tiết

- Chương trình Truyền hình

- Kết quả xổ số kiến thiết

- Quảng cáo

Du lịch Việt Nam trong năm 2013: Hướng đến thị trường mới

Trong hai tháng đầu năm 2013, lượng khách quốc tế tại nhiều thị trường vốn được xem là thế mạnh của du lịch nước ta bất ngờ giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2012.

3 đứa trẻ nghèo, mồ côi mẹ

Anh Trương Thành Đáo (34 tuổi) có vợ là Trần Thị Hồng (36 tuổi), ở thôn Thanh Danh, xã Nhơn Phong, thị xã An Nhơn. Gia đình làm nông, chỉ có 2 sào ruộng canh tác nên thu nhập rất thấp.

 
Đặc sắc của Lễ hội cầu ngư Nhơn Hải
13:42', 6/3/ 2012 (GMT+7)

Lễ hội cầu ngư truyền thống ở xã Nhơn Hải được vừa tổ chức vào rạng sáng ngày ngày 4.3 (tức ngày 12 tháng 2 âm lịch) với những nghi thức truyền thống như: Nghinh thần nhập điện, tế lễ xuân – thu nhị kỳ, cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa và ngư dân được mùa đánh bắt thủy, hải sản. Trong số các lễ hội cầu ngư ở các làng biển Bình Định, đây là lễ hội bài bản, hoành tráng và đặc sắc bậc nhất.

Lễ hội năm nay kéo dài tới 4 ngày với nhiều hoạt động văn hóa - thể thao truyền thống và hiện đại. Tại lễ hội diễn ra hát tuồng phục vụ nhân dân, các trò chơi kéo co, nhảy bao bố, bơi thúng, lắc thúng… thu hút đông đảo nhân dân địa phương và năm nay có cả du khách cùng tham gia. Cũng trong dịp này này, ngư dân Nhơn Hải tổ chức Lễ ra quân đánh bắt hải sản năm 2012.

Nếu tại các lễ cầu ngư ở các làng biển khác, điểm nhấn quan trọng và không thể thiếu là đoàn chèo Bả trạo thì ở xã Nhơn Hải là đoàn múa gươm hầu thần. Và đây là nét đặc sắc của Nhơn Hải.

Được duy trì và bảo tồn từ xưa đến nay, so với các làng biển khác, Lễ hội cầu ngư Nhơn Hải  có “bộ gươm hầu thần” gồm 32 cái, có 2 lồng đèn, 2 đồ hổ (tướng), 4 hèo (roi), 4 thanh siêu (đại đao), 20 gươm của quân hầu xanh và đỏ. Đoàn múa gươm hầu được điều khiển bởi một Chấp sự - tổng chỉ huy, chịu việc dẫn dắt các màn múa theo hiệu lệnh trống cầm tay. Đoàn múa gươm hầu với vai trò vừa là những người bảo vệ và hộ tống, vừa là những người biểu diễn nghệ thuật cho Ông xem với nhiều động tác phong phú và hấp dẫn.

Chương trình múa gươm hầu thần được tổ chức vào buổi chiều, khi cả đoàn ra bờ biển nghinh thần nhập điện, đến khuya là lễ tế Ông Nam Hải. Vì thời gian kéo dài như vậy nên những thành viên được tuyển chọn là những thanh niên khỏe mạnh. Và đây là vinh dự rất lớn cho bất cứ gia đình ngư dân nào. Trong tâm thức dân gian, khi được chọn hầu thần, không chỉ cá nhân người ấy được may mắn mà gia đình cũng được Ông phù hộ, cùng hưởng phần phúc phận.

Một số hình ảnh của Lễ hội cầu ngư ở xã Nhơn Hải:

Quang cảnh Lễ nghinh thần ngoài bờ biển.  Tấm vải đỏ được gọi là Cầu thần, do 6 người là Trưởng ban, Phó ban và 4 Tả - Hữu ban tiếp nghinh.

 

Đám rước thần về lăng thờ.

 

Với người dân Nhơn Hải, lễ hội cầu ngư là sự kiện văn hóa và tâm linh quan trọng bậc nhất trong năm. Trong ảnh: Đông đảo nhân dân địa phương đến xem Lễ nghinh thần.

 

Rước thần nhập điện.

 

Lễ tế thần, cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa và ngư dân được mùa đánh bắt thủy, hải sản.

 

Hai người trong vai hổ đang biểu diễn.

 

Chương trình múa gươm hầu thần diễn ra lúc khuya trong lễ tế thì 2 người trong vai cầm đèn và vai hổ đều phải vẽ mặt. Trong ảnh: Hai người trong vai hổ với bộ mặt hung tợn.

 

Cảnh múa gươm hầu thần vào lúc khuya.

 

Hát khởi ca lễ hội cầu ngư.

 

Biểu diễn tuồng trong chương trình hát án.

 

Thi nhảy bao bố.

 

Thi kéo co.

 

Thi bơi thúng.

 

Đông đảo nhân dân đến xem và cổ vũ các đội thi. Mấy năm gần đây, Nhơn Hải bắt đầu thu hút nhiều du khách về Lễ hội cầu ngư hàng năm.

 

Ra quân đánh bắt hải sản năm 2012.

 

  • TRẦN HOA KHÁ
Gửi tin nay qua Email In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Chợ tre An Lương  (28/02/2012)
Đến hội Đô thị Nước Mặn xem con gái Bình Định đánh võ  (25/02/2012)
Hàng ngàn người về dự lễ hội Đô Thị Nước Mặn  (23/02/2012)
Phát hiện nhiều đạo sắc phong quý thời Lê, Nguyễn  (15/02/2012)
Họ Trần ở Hoài Ân với danh tướng Trần Quang Diệu  (13/02/2012)
Lễ hội Vía Bà  (09/02/2012)
Lễ kỷ niệm 440 năm năm sinh Danh nhân văn hóa Đào Duy Từ  (07/02/2012)
Ngày xuân nhớ các nữ tướng Đại Việt  (07/02/2012)
Lễ hát vía Ông ở xã Nhơn An  (04/02/2012)
Nhận biết dạng nhân vật trong tuồng qua kiểu vẽ mặt  (02/02/2012)
Phát hiện sắc phong “Soái đội Hoàng Sa” ở Quảng Nam  (01/02/2012)
Lễ cúng bến nước của người Êđê  (01/02/2012)
Nồng ấm mùa xuân ở làng M9  (31/01/2012)
Những phát hiện mới qua khai quật khảo cổ tháp Mẫm  (30/01/2012)
Bánh ít lá gai  (27/01/2012)
 
Theo dòng thời sự

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Chính phủ Việt Nam ngày 7.3 đã ký 2 hiệp định vay vốn với tổng trị giá 111,88 triệu USD nhằm hỗ trợ Việt Nam phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng phát thải khí các-bon thấp và tăng cường năng lực của Chính phủ để khởi động, chuẩn bị và triển khai tốt hơn các dự án do ADB tài trợ.

Một trận động đất 3,6 độ richter gây rung chuyển toàn vùng núi tại khu vực huyện Bắc Trà My, Quảng Nam vào lúc 15 giờ 39 ngày 7.3. Trận động đất này đã phát ra tiếng nổ và kéo dài khoảng 3 giây. Theo đánh giá của Viện Vật lý địa cầu, động đất gây nên rung động cấp IV (theo thang MSK-64) ở khu vực chấn tâm động đất. Đây là trận động đất thứ 7 trong vòng 4 ngày qua tại khu vực này.

Văn hóa lễ hội

Từ bao đời nay, lễ hội luôn giữ vai trò như sợi dây gắn kết cộng đồng, tạo dựng không gian văn hóa vừa trang trọng, linh thiêng vừa tưng bừng, náo nức mỗi dịp đầu năm. Lễ hội cũng là dịp để mỗi người trở về với cội nguồn dân tộc, tưởng nhớ công ơn người đi trước, cầu mong những điều tốt lành.

Báo Bình Định xuất bản: Thứ hai, ba, tư, năm, sáu, bảy, chủ nhật và Bình Định điện tử
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định

(Giấy phép xuất bản số 500/GP-BVHTT của Bộ Văn hóa - Thông tin cấp ngày 15.11.2002)
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn - Điện Thoại: 056.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail: tsbbd@dng.vnn.vn - http://www.baobinhdinh.com.vn