Săn... kiến
9:23', 8/3/ 2012 (GMT+7)

Ở huyện Vân Canh, Tuy Phước (Bình Định) có một nghề mưu sinh không giống ai: săn kiến. Không kể nắng hay mưa, ngày nào họ cũng băng rừng, bạt núi từ sáng đến chiều.

 
Lang thang trong những cánh rừng, những nơi cây có lá non và to kiến thường làm tổ.

Hằng ngày họ cưỡi xe máy hàng trăm kilômet rong ruổi trên những cánh rừng, dọc những con nước để tìm tổ kiến vàng thọc lấy trứng về bán cho những người nuôi chim, cá cảnh và một số nhà hàng làm món ăn đặc sản trứng kiến. Trứng đem về được lọc lại cho sạch để sáng hôm sau đem bán. Bán hết họ lại tiếp tục một ngày vác sào đi hái kiến.

 
Những tổ kiến thường đóng cao trên ngọn cây, khi sào không với tới thì leo lên thọc vào tổ kiến. Tổ kiến bị phá vỡ, trứng và kiến rớt vào thau. Việc này rất nguy hiểm vì dễ bị kiến cắn.

Bà Nguyễn Thị Trang (48 tuổi), có gần 20 năm làm nghề này, tâm sự: “Lúc trước ít người mua, tiền bán trứng không đắp đổi được ngày công nên nhiều người bỏ nghề. Vợ chồng tui không biết làm gì mới bám nghề đến nay. Khổ lắm chú ơi, theo tụi tui không nổi đâu”.

 
Để kiến không chạy ra ngoài, họ rắc bột mì (sắn) lên để làm trơn và cay mắt kiến.
 

Vài lần đi theo xem mới thấy sự vất vả và nguy hiểm. Mùa đông thì nước lớn, đường trơn, mùa hè nắng nóng. Chuyện kiến, ong, rắn cắn là thường ngày đối với họ. Nghề này nguy hiểm bởi họ thường đi làm một mình giữa rừng núi, khi gặp nạn cũng chỉ một mình chống chọi.

 
Khi thọc tổ, cả trứng, kiến và rác đều rơi vào thau.
 
Buổi sáng, bà Trang chở trứng kiến về phố bán cho các điểm bán chim, cá cảnh hoặc người mua lẻ trên đường phố. Trong ảnh: bà Trang cân trứng kiến bán cho một người thu mua.

Bà Nguyễn Thị Tố (50 tuổi) ở thôn Cảnh An 1, xã Phước Thành, huyện Tuy Phước, cho biết: “Hiện nay chỉ có vài người làm nghề này. Mỗi ngày hái được từ 1-3kg, chúng tôi phải đi các khu rừng ở xa, vào tận huyện Đồng Xuân (Phú Yên), lên tới An Khê (Gia Lai). Ngày nào đi gần cũng mất 3 lít xăng. Ông xã tôi đi theo mới có hai bận đã bỏ nghề luôn”.

 
Bà Tố kể có khi cả tổ kiến rớt ngay trên người, có người bị kiến cắn phải đi bệnh viện. Chuyện bị kiến cắn hay gặp rắn, rết, bò cạp… là không tránh khỏi.
 
 
Dụng cụ thọc kiến là cái thau được cột vào đầu cây sào dài.
 
Anh Sơn, một người nuôi chim, cho biết trứng kiến là thức ăn bổ rất khoái khẩu của cả chim và cá.

Với giá 150.000 đồng/kg hiện nay, những người đi hái kiến cũng tìm cho mình một nguồn thu nhập ổn định.

. Theo Báo Tuổi Trẻ

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Đặc sắc của Lễ hội cầu ngư Nhơn Hải  (06/03/2012)
Chợ tre An Lương  (28/02/2012)
Đến hội Đô thị Nước Mặn xem con gái Bình Định đánh võ  (25/02/2012)
Hàng ngàn người về dự lễ hội Đô Thị Nước Mặn  (23/02/2012)
Phát hiện nhiều đạo sắc phong quý thời Lê, Nguyễn  (15/02/2012)
Họ Trần ở Hoài Ân với danh tướng Trần Quang Diệu  (13/02/2012)
Lễ hội Vía Bà  (09/02/2012)
Lễ kỷ niệm 440 năm năm sinh Danh nhân văn hóa Đào Duy Từ  (07/02/2012)
Ngày xuân nhớ các nữ tướng Đại Việt  (07/02/2012)
Lễ hát vía Ông ở xã Nhơn An  (04/02/2012)
Nhận biết dạng nhân vật trong tuồng qua kiểu vẽ mặt  (02/02/2012)
Phát hiện sắc phong “Soái đội Hoàng Sa” ở Quảng Nam  (01/02/2012)
Lễ cúng bến nước của người Êđê  (01/02/2012)
Nồng ấm mùa xuân ở làng M9  (31/01/2012)
Những phát hiện mới qua khai quật khảo cổ tháp Mẫm  (30/01/2012)