Làng tăm nhang Bả Canh
15:30', 20/3/ 2012 (GMT+7)

Nghề chẻ chu nhang (còn gọi là tăm nhang) có ở khu vực Bả Canh, phường Đập Đá, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định từ lâu đời và khi cụm công nghiệp Gò Đá Trắng đi vào hoạt động, thì nghề này càng có thêm nhiều cơ hội “ăn nên, làm ra”.

 

Chị Lê Thị Lan (bìa phải) vừa chẻ chu nhang vừa trò chuyện vui vẻ. Ảnh Xuân Thức

 

Ông Trịnh Thế Phúc, khu vực Trưởng Bả Canh, cho biết: “Nghề chẻ chu nhang (CCN) ban đầu chỉ có ở đội 10, còn bây giờ phát triển ra toàn khu vực, ước tính có chừng 380 hộ, với gần 800 lao động làm nghề này. Thu nhập tuy không cao, nhưng trung bình mỗi lao động cũng kiếm được khoảng 50.000 đồng - 70.000 đồng/ngày. CCN là việc đơn giản nên trẻ em, người già đều làm tốt và việc làm có quanh năm không kể ngày mưa tháng nắng!”. Ngày 13.7.2010 làng nghề chu nhang Bả Canh, phường Đập Đá đã được UBND tỉnh ra Quyết định số 1478/QĐ-UBND công nhận Làng nghề truyền thống.

 

Một góc cơ sở sản xuất nhang xuất khẩu của Công ty TNHH Nguyễn Nga Lâu, khu công nghiệp Gò Đá Trắng. Ảnh Xuân Thức

 

Nguyên liệu chẻ chu là những cây tre mua khắp nơi trong tỉnh và các tỉnh Tây Nguyên. Chị Lê Thị Lan (52 tuổi) làm nghề CCN đã 27 năm, bộc bạch: “Tôi về làm dâu ở Bả Canh từ năm 1985, từ đó tới giờ, cùng với gia đình chồng tui theo nghề CCN của ông, bà để lại. Ông xã tui quanh năm lên Tây Nguyên mua tre chở về, vừa cho gia đình có nguyên liệu làm cả năm, vừa bán lại cho bà con cùng làm nghề. CCN là việc đơn giản, chỉ cần cái rựa hoặc con dao, rồi vừa chẻ vừa tán gẫu, xem truyền hình... Mấy năm nay đầu ra của cây chu nhang mạnh lắm, nhất là xuất bán ở các tỉnh phía Bắc, ngoài làm ruộng ai cũng tranh thủ CCN kiếm tiền thêm. Chưa lúc nào hết việc”.

 

Nhang Bả Canh chuẩn bị đóng gói xuất khẩu. Ảnh Xuân Thức

 

Cây chu nhang chẻ xong như que tăm xe đạp và tùy theo cơ sở sản xuất đặt hàng chu nhang có chiều dài 20 – 25 cm, bó thành bó lớn và bán theo ký, 1 ký chu nhang hiện nay có giá thành 15 nghìn đồng.

 

Phơi nhang ở Bả Canh. Ảnh Xuân Thức

 

Ở khu vực Bả Canh, ngoài Công ty TNHH Nguyễn Nga Lâu đang có cơ sở sản xuất nhang xuất khẩu thu mua chu nhang thường xuyên, còn có nhiều hộ tự đầu tư mua sắm máy móc, mở xưởng sản xuất nhang tại nhà và đặt mua chu nhang hàng trăm tấn/tháng, như cơ sở Lưu Ngãi, cơ sở Khải, cơ sở Hiền... Chị Lương Thị Kim Hiền (37 tuổi) đã đầu tư mở 2 cơ sở sản xuất nhang (1 cơ sở đội 10 Bả Canh và 1 cơ sở ở thị trấn Ngô Mây, huyện Phù Cát), mỗi cơ sở trang bị 20 máy làm nhang, thu hút 40 lao động tham gia, với mức trả công 1,8 triệu đồng/lao động/tháng trở lên. Chị Hiền, cho hay: “Mỗi tháng hai cơ sở của tôi sản xuất được 70 tấn nhang thành phẩm xuất bán ổn định cho một doanh nghiệp ở thành phố Hà Nội, nên đặt mua cả trăm tấn chu nhang/tháng”.

  • XUÂN THỨC
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Tâm nguyện các nhà sư tiếp quản chùa ở Trường Sa  (19/03/2012)
Mùa ruốc Vĩnh Hội, Cát Hải  (17/03/2012)
Người Bình Định ở Pleiku  (16/03/2012)
Săn... kiến   (08/03/2012)
Đặc sắc của Lễ hội cầu ngư Nhơn Hải  (06/03/2012)
Chợ tre An Lương  (28/02/2012)
Đến hội Đô thị Nước Mặn xem con gái Bình Định đánh võ  (25/02/2012)
Hàng ngàn người về dự lễ hội Đô Thị Nước Mặn  (23/02/2012)
Phát hiện nhiều đạo sắc phong quý thời Lê, Nguyễn  (15/02/2012)
Họ Trần ở Hoài Ân với danh tướng Trần Quang Diệu  (13/02/2012)
Lễ hội Vía Bà  (09/02/2012)
Lễ kỷ niệm 440 năm năm sinh Danh nhân văn hóa Đào Duy Từ  (07/02/2012)
Ngày xuân nhớ các nữ tướng Đại Việt  (07/02/2012)
Lễ hát vía Ông ở xã Nhơn An  (04/02/2012)
Nhận biết dạng nhân vật trong tuồng qua kiểu vẽ mặt  (02/02/2012)