Thứ tư, ngày 9/4/2025

Bình Định Online cập nhật nhiều lần trong ngày !
| Liên kết | Tìm kiếm

- Lễ hội kỷ niệm 48 năm ngày chiến thắng Đèo Nhông – Dương Liễu

- Lễ hội kỷ niệm 224 năm Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa

- Hân hoan đón chào năm mới

- Thành công tốt đẹp

- Ấn tượng “Lễ hội đường phố”

- Đắm mình trong không gian võ

- Khai mạc Liên hoan Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam lần IV

- Lãnh đạo UBND tỉnh thăm các cơ quan báo chí

Ø Các làn điệu dân ca và bài chòi: Tiếng hát Kim Cúc

Ø Làn điệu dân ca

Ø Album mới, ca khúc mới

- Ở lại với dòng sông

- Tiến sĩ Bình Định hiện đại

- Bình Định -
Một vùng đất võ

- Mịch Quang

Kịch bản - Hồi ký

- Bão táp cung đình

- Sông Côn mùa lũ

- Tàu thống nhất

- Máy bay

- Xe Buýt

- Lịch xe khách

- Khách sạn - Nhà hàng

- Thông tin tuyển dụng

- Điện - Nước

- Dự báo thời tiết

- Chương trình Truyền hình

- Kết quả xổ số kiến thiết

- Quảng cáo

Du lịch Việt Nam trong năm 2013: Hướng đến thị trường mới

Trong hai tháng đầu năm 2013, lượng khách quốc tế tại nhiều thị trường vốn được xem là thế mạnh của du lịch nước ta bất ngờ giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2012.

3 đứa trẻ nghèo, mồ côi mẹ

Anh Trương Thành Đáo (34 tuổi) có vợ là Trần Thị Hồng (36 tuổi), ở thôn Thanh Danh, xã Nhơn Phong, thị xã An Nhơn. Gia đình làm nông, chỉ có 2 sào ruộng canh tác nên thu nhập rất thấp.

 
Ngày 31.3.1975:
Thời khắc lịch sử
22:38', 30/3/ 2012 (GMT+7)

37 năm trôi qua nhưng ngày 31.3.1975 là thời khắc lịch sử không bao giờ quên đối với người dân Bình Định, nhất là với những cán bộ, chiến sĩ trực tiếp tham gia chiến đấu giải phóng quê hương.

 
Đồng chí Nguyễn Trung Tín, nguyên Bí thư Tỉnh ủy kiêm Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Cách mạng tỉnh, đọc diễn văn tại Mít-tinh chào mừng giải phóng tỉnh Bình Định . Ảnh tư liệu

1. Trong những ngày tháng 3 lịch sử này, chúng tôi tìm đến nhà ông Nguyễn Thanh Lành (83 tuổi, ở khu vực 3, phường Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn) - nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn 93 được thành lập vào ngày 25.3.1975, tại thôn Xuân Mỹ, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tham gia giải phóng Quy Nhơn. Ông Lành nhớ lại, lúc đó biên chế của Trung đoàn 93 gồm các đơn vị: Tiểu đoàn Bộ binh 50, Tiểu đoàn Bộ binh 52, Tiểu đoàn Bộ binh 8 và được tăng cường thêm Tiểu đoàn Pháo binh 73 cùng một đại đội bộ binh của huyện Phù Cát. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ giải phóng Quy Nhơn, trên 300 cán bộ, chiến sĩ của Trung đoàn được bổ sung vào các đơn vị chủ lực tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử tiến về Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam, kết thúc toàn thắng cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Dù tuổi đã cao, sức khỏe yếu, nhưng ông Lành vẫn còn minh mẫn, khi nghe chúng tôi nhắc lại thời điểm giải phóng Quy Nhơn, giải phóng tỉnh Bình Định. Ông bảo: “Làm sao quên được, đó là thời khắc lịch sử!”.

 
Khu vực Tượng đài Chiến Thắng, một trong những nơi diễn ra trận chiến đấu oanh liệt cuối cùng giải phóng Quy Nhơn. Ảnh: N.PHÚC

2. Còn ông Phan Trọng Thể (81 tuổi, ở phường Lê Lợi, TP Quy Nhơn), nguyên Phó Chính ủy Trung đoàn 93, người trực tiếp tham gia giải phóng Quy Nhơn thì nói rằng, ông vẫn “nhớ như in” về sự kiện 37 năm về trước.

Ông Thể kể rành mạch: Trưa 31.3.1975, Trung đoàn được lệnh xuất kích và phối hợp chặt chẽ với các đơn vị của Tỉnh đội, Thị đội và du kích các xã vùng ven tấn công vào thị xã Quy Nhơn. Tiểu đoàn Bộ binh 52 đánh chiếm bàn đạp ngã ba chợ Dinh, cắt đứt đường 19, chiếm kho đạn đèo Son, nhà ga, nhà đèn, bến xe… Còn Tiểu đoàn Bộ binh 50 phối hợp với biệt động thành đánh chiếm các cơ quan đầu não của địch như Đài Phát thanh, Tòa thị chính, Nha Cảnh sát, sân bay…; rồi cùng Đại đội Bộ binh 2 Phù Cát và các đơn vị đặc công của tỉnh đánh chiếm căn cứ quân sự khu 6, Khu huấn luyện nhân dân tự vệ, cứ điểm đồi Ghềnh Ráng, khu ra-đa núi Vũng Chua… Tiểu đoàn Bộ binh 8 đánh chiếm cảng Quy Nhơn, khu kho quân sự và cùng với Đại đội Đặc công nước 598 đánh chiếm Khu quân sự hải quân địch ở Hải Minh; Tiểu đoàn Pháo binh 73 tiếp thu trận địa pháo 105 và 155 ly của địch ở núi Một, sẵn sàng chờ lệnh nổ súng yểm hộ cho bộ binh.

Đến đêm 31.3.1975, cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã tung bay trên Tòa thị chính ngụy quyền tỉnh. Ngày 1.4.1975, được tin khoảng 6.000 tàn quân Sư đoàn 22 ngụy và các tàn quân khác, 1 thiết đoàn xe bọc thép - xe tăng, 2 tiểu đoàn pháo binh cùng 300 xe quân sự của địch vừa cướp bóc, vừa tháo chạy theo dọc đường 19 về Quy Nhơn. Nhận mệnh lệnh chiến đấu của trên, Trung đoàn 93 phối hợp với các đơn vị triển khai đánh tiêu diệt địch. Sau nhiều giờ chiến đấu, hàng ngàn tàn quân, hàng chục xe tăng địch… cuống cuồng dồn xuống bãi biển trong thế đường cùng tuyệt vọng đã bị quân ta tiêu diệt, bắt sống và làm tan rã hoàn toàn. Đến 16 giờ ngày 1.4.1975, thị xã Quy Nhơn hoàn toàn im tiếng súng. Hàng ngàn đồng bào đủ các tầng lớp đổ ra đường phố hân hoan đón mừng quân giải phóng…

Giờ đây, khi đến ngày kỷ niệm giải phóng tỉnh Bình Định, ông Thể lại trào dâng cảm xúc về một thời đầy gian khổ, hy sinh nhưng rất tự hào. Năm 1990, ông Thể về hưu với cấp hàm đại tá. Về hưu rồi nhưng ông vẫn tham gia làm Chủ tịch Hội Cựu chiến binh phường, rồi Bí thư Chi bộ; hiện đã 81 tuổi nhưng ông Thể vẫn đảm nhiệm Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam TP Quy Nhơn.

 
Cán bộ Tiểu đoàn 52 (Trung đoàn 93) bàn phương án chiến đấu giải phóng Quy Nhơn.   Ảnh tư liệu

3.  37 năm trôi qua, những cựu chiến binh từng tham gia giải phóng Quy Nhơn như ông Trần Minh Hoàng (64 tuổi, ở khu vực 5, phường Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn), nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 51 (thuộc Tỉnh đội Bình Định); ông Lê Văn Hương (62 tuổi, ở phường Nguyễn Văn Cừ, TP Quy Nhơn), nguyên là Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 50 (thuộc Trung đoàn 93)… tổ chức gặp mặt đồng đội cũ, thăm những địa điểm chiến đấu xưa để nhớ lại thời khắc lịch sử. Rời quân ngũ, các ông vẫn tích cực đóng góp cho xã hội, ông Hoàng có 6 năm làm Phó Bí thư và 1 năm là Bí thư Đảng ủy phường Quang Trung, 8 năm làm Bí thư Đảng ủy phường Ghềnh Ráng và hiện làm Bí thư Chi bộ khu vực 5 phường Ghềnh Ráng; còn ông Hương tham gia làm Chi hội trưởng Cựu chiến binh phường Quang Trung, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra phường Nguyễn Văn Cừ, hiện nay là Phó Trưởng Ban Dân vận phường Nguyễn Văn Cừ.

Chiến thắng 31.3.1975 giải phóng hoàn toàn tỉnh Bình Định mãi mãi đi vào lịch sử của quân và dân như một bản trường ca bất diệt và tự hào, trong đó, có đóng góp của những chiến sĩ đã tham gia trận chiến đấu cuối cùng này… Và thời khắc lịch sử đó sẽ không bao giờ quên trong ký ức của mọi người.

  • NGUYỄN PHÚC

 

Gửi tin nay qua Email In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Việt Nam - thiên đường nghỉ hưu  (28/03/2012)
Đồng chí Lê Văn Lương - người chiến sĩ cộng sản mẫu mực  (27/03/2012)
Làng tăm nhang Bả Canh  (20/03/2012)
Tâm nguyện các nhà sư tiếp quản chùa ở Trường Sa  (19/03/2012)
Mùa ruốc Vĩnh Hội, Cát Hải  (17/03/2012)
Người Bình Định ở Pleiku  (16/03/2012)
Săn... kiến   (08/03/2012)
Đặc sắc của Lễ hội cầu ngư Nhơn Hải  (06/03/2012)
Chợ tre An Lương  (28/02/2012)
Đến hội Đô thị Nước Mặn xem con gái Bình Định đánh võ  (25/02/2012)
Hàng ngàn người về dự lễ hội Đô Thị Nước Mặn  (23/02/2012)
Phát hiện nhiều đạo sắc phong quý thời Lê, Nguyễn  (15/02/2012)
Họ Trần ở Hoài Ân với danh tướng Trần Quang Diệu  (13/02/2012)
Lễ hội Vía Bà  (09/02/2012)
Lễ kỷ niệm 440 năm năm sinh Danh nhân văn hóa Đào Duy Từ  (07/02/2012)
 
Theo dòng thời sự

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Chính phủ Việt Nam ngày 7.3 đã ký 2 hiệp định vay vốn với tổng trị giá 111,88 triệu USD nhằm hỗ trợ Việt Nam phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng phát thải khí các-bon thấp và tăng cường năng lực của Chính phủ để khởi động, chuẩn bị và triển khai tốt hơn các dự án do ADB tài trợ.

Một trận động đất 3,6 độ richter gây rung chuyển toàn vùng núi tại khu vực huyện Bắc Trà My, Quảng Nam vào lúc 15 giờ 39 ngày 7.3. Trận động đất này đã phát ra tiếng nổ và kéo dài khoảng 3 giây. Theo đánh giá của Viện Vật lý địa cầu, động đất gây nên rung động cấp IV (theo thang MSK-64) ở khu vực chấn tâm động đất. Đây là trận động đất thứ 7 trong vòng 4 ngày qua tại khu vực này.

Văn hóa lễ hội

Từ bao đời nay, lễ hội luôn giữ vai trò như sợi dây gắn kết cộng đồng, tạo dựng không gian văn hóa vừa trang trọng, linh thiêng vừa tưng bừng, náo nức mỗi dịp đầu năm. Lễ hội cũng là dịp để mỗi người trở về với cội nguồn dân tộc, tưởng nhớ công ơn người đi trước, cầu mong những điều tốt lành.

Báo Bình Định xuất bản: Thứ hai, ba, tư, năm, sáu, bảy, chủ nhật và Bình Định điện tử
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định

(Giấy phép xuất bản số 500/GP-BVHTT của Bộ Văn hóa - Thông tin cấp ngày 15.11.2002)
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn - Điện Thoại: 056.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail: tsbbd@dng.vnn.vn - http://www.baobinhdinh.com.vn