| 3 đứa trẻ nghèo, mồ côi mẹ Anh Trương Thành Đáo (34 tuổi) có vợ là Trần Thị Hồng (36 tuổi), ở thôn Thanh Danh, xã Nhơn Phong, thị xã An Nhơn. Gia đình làm nông, chỉ có 2 sào ruộng canh tác nên thu nhập rất thấp. | | |
| | | Đại đội Đặc công Đ30: | Những chiến công thầm lặng | 22:16', 30/3/ 2012 (GMT+7) | Năm tháng đi qua, chiến tranh lùi vào quá khứ nhưng những trang sử hào hùng, chiến công oanh liệt của những chiến sĩ thầm lặng, quả cảm “Đặc công Đ30” luôn sống mãi trong tâm thức của mỗi người.
|
Các chiến sĩ Đại đội Đặc công Đ30 năm xưa thăm lại đơn vị đang đóng quân ở xã đảo Nhơn Châu (TP Quy Nhơn). Ảnh: PHẠM NGUYỄN |
Theo các cán bộ, chiến sĩ từng tham gia công tác chiến đấu tại Đại đội Đặc công Đ30 thì Đại đội Đặc công Đ30 (nay là Đại đội hỗn hợp Đ30, đóng quân ở xã đảo Nhơn Châu, TP Quy Nhơn) tiền thân là đơn vị 555 thuộc Bộ Tư lệnh Đặc công. Đơn vị được thành lập theo chỉ thị của Quân ủy Trung ương. Khi có quyết định thành lập, nhiệm vụ của đơn vị không phải vào Quy Nhơn, mà theo chỉ thị của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng sẽ tuyển chọn và huấn luyện đơn vị thành một đơn vị thật tinh nhuệ để làm nhiệm vụ tập kích sân bay. Tuy nhiên, do yêu cầu, đơn vị được lệnh chi viện thẳng cho chiến trường Bình Định. Còn theo tài liệu “Lịch sử đặc công tỉnh Bình Định” thì đơn vị Đ30 thành lập vào tháng 4.1965 và trực thuộc Bộ Quốc phòng, hành quân vào Nam ngày 26.3.1966.
Từ năm 1967-1973, Đại đội Đặc công Đ30 đã thực hiện nhiều trận đánh xuất sắc, tiêu diệt trên 2.600 tên địch (có 600 lính Mỹ), bắt 8 tên ngụy; có 5 đại đội và 13 trung đội địch bị diệt gọn; phá hủy nhiều kho tàng (khoảng 75.000 tấn), 8 máy bay, 99 xe quân sự, 4 cầu, đốt cháy 16 triệu lít xăng; đánh chìm 2 tàu chở vũ khí (trên 1 vạn tấn)… Ngày 20.12.1973, Đại đội được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. |
Dù ra đời trong hoàn cảnh nào nhưng với khẩu hiệu “Ra quân là đánh thắng”, trong suốt quá trình vừa xây dựng, vừa chiến đấu, Đại đội Đặc công Đ30 đã nhanh chóng trưởng thành, lập nên nhiều chiến công vang dội, “luồn sâu, đánh giỏi, liên tục tấn công vào thị xã Quy Nhơn và các căn cứ của Mỹ - ngụy”, giáng cho địch những trận đòn chí mạng, tiêu diệt khối lượng lớn sinh lực và phương tiện chiến tranh của địch ngay từ hậu cứ của chúng. Những trận đánh vang dội như: Đêm 23.3.1969, Đại đội phối hợp với tổ biệt động thành đánh vào sân bay Quy Nhơn, diệt toán lính bảo an canh gác, đốt cháy kho chứa 6 triệu lít xăng; đêm 7.1.1970, Đại đội đánh vào khu hậu cần Đèo Son, diệt 1 đại đội bảo an (108 tên), 1 đơn vị lính Mỹ (100 tên), đốt cháy kho đạn với lượng lớn bom đạn; đêm 6.7.1971, Đại đội phối hợp với biệt động thành lại đánh vào khu hậu cần Đèo Son, phá hủy 10 kho hậu cần, diệt 82 tên bảo an, có 1 đại úy tiểu đoàn trưởng và những trận đánh vào núi Một (cầu Đôi), khu vực Ghềnh Ráng đã làm tiêu hao nhiều sinh lực địch….
Trong những ngày tiến công giải phóng Quy Nhơn, vào ngày 28.3.1975, Đại đội Đặc công Đ30 được giao nhiệm vụ đánh chiếm đồn bảo an Đông Định (xã Phước Hậu, huyện Tuy Phước; nay là phường Nhơn Bình, TP Quy Nhơn). Trong trận đánh này, Đại đội đã diệt 42 tên bảo an, thu nhiều súng đạn, mở toang cánh cửa phía Tây Bắc vào Quy Nhơn.
Dù chiến tranh đã lùi xa 37 năm nhưng những trang sử hào hùng, oanh liệt với những mốc son lịch sử chói lọi của Đại đội Đặc công Đ30 vẫn luôn sống mãi trong ký ức của mỗi người.
|
|
| | | Theo dòng thời sự | | | | Văn hóa lễ hội Từ bao đời nay, lễ hội luôn giữ vai trò như sợi dây gắn kết cộng đồng, tạo dựng không gian văn hóa vừa trang trọng, linh thiêng vừa tưng bừng, náo nức mỗi dịp đầu năm. Lễ hội cũng là dịp để mỗi người trở về với cội nguồn dân tộc, tưởng nhớ công ơn người đi trước, cầu mong những điều tốt lành. | | |
|